Vụ án Cục Lãnh sự: Việt Nam nói sẽ xử lý không có ‘vùng cấm, ngoại lệ’

Link Video: https://youtu.be/j9vDUKaQwUI

Lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận 240.000 công dân được đưa về nước bằng hơn 1.000 chuyến bay trong đại dịch Covid, và sai phạm ở Cục Lãnh sự “sẽ bị xử lý không bao che”, nhưng giới vận động nói họ chưa tin hoàn toàn.

Hôm 17/02, bà Lê Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN cho báo chí biết rằng, từ chuyến bay đầu tiên đưa công dân Việt Nam ở Vũ Hán về nước vào đầu tháng 2/2020 đến nay “Việt Nam đã triển khai 1.000 chuyến bay và đưa công dân khoảng 240.000 từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn“.

Tuy nhiên, việc lạm thu, đội giá ở rất nhiều tuyến đường bay đã gây ra hiện tượng “giải cứu giá cao“, “giá cắt cổ“, được đài BBC và cả các đài báo tiếng Việt khắp nơi đăng tải.

Sau khi bốn cán bộ của Cục Lãnh sự VN bị bắt và khởi tố, dư luận hy vọng sẽ có xử lý mạnh nhưng sau nhiều tuần lại thấy không khí có vẻ “yên ắng lại“.

Đề cập đến vụ việc, bà Lê Thu Hằng giải thích phương châm của nhà chức trách Việt Nam:

Vụ việc liên quan đến sai phạm của một số cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn không thể phủ nhận những nỗ lực và kết quả nêu trên.

Chủ trương nhất quán của Bộ Ngoại giao là sai phạm đến đâu xử lý đến đó, không bao che, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.”

Có liên hệ điều tra?

Ảnh: Các chuyến bay giải cứu cắt cổ được DLV tô vẽ với những câu khẩu hiệu như: Một Việt nam ngạo nghễ với Năm Châu, hay “Bay thẳng vào tâm dịch để đón đồng bào, chỉ có thể là Việt nam” và “Tự hào quá Việt nam ơi”

Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 18/02, ông Hoàng Hùng, hiện ở CH Czech, là admin trang Tôi và Sứ quán trên Facebook chuyên nêu ra các vấn đề mà họ cho là “sai phạm, lạm thu” của các cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài, khẳng định:

Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một cơ quan nhà nước Việt Nam nào làm việc chính danh với diễn đàn Tôi và Sứ quán nói chung và cá nhân tôi nói riêng.

Tất cả các liên hệ với chúng tôi đều là dạng ẩn danh, họ chứng minh gián tiếp được họ đang làm việc ở đâu, cho cơ quan nào, nhưng họ không công bố tên tuổi, chức vụ thật sự của họ.

Cho nên, nói đúng ra thì chúng tôi không được tạo điều kiện hay khích lệ nào cả, mà tự bản thân chúng tôi muốn minh bạch, muốn người dân khi đến các cơ quan đại diện Việt Nam không bị gây khó khăn thì chúng tôi tự làm thôi.”

Về vụ lạm thu vé hàng không “giải cứu” trong dịch Covid, ông nói:

Theo các nguồn tin tôi có được thì chính quyền Việt Nam mở rộng điều tra sang cả vấn đề lạm thu hay nói chính xác là tham nhũng tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Còn cụ thể điều tra đến đâu, có vùng cấm hay không?

Chúng ta đành chờ thời gian trả lời, chứ không biết là người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói thế có chính xác hay không.

Thế nhưng cho dù có vùng cấm hay không có vùng cấm thì diễn đàn Tôi và Sứ quán chúng tôi vẫn tiếp tục công việc, dùng luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam và luật pháp nước sở tại, để chống lạm thu, chống tham nhũng ở các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, một cách ôn hoà,” ông khẳng định.

Ảnh: vài tháng gần đây người Việt bay về VN luôn chọn quá cảnh qua Campuchia mặc dù có tiền bởi các chuyến bay giải cứu có giá cắt cổ

Việc lạm thu hay bố trí khâu trung gian để nhận tiền “đặt vé” trong dịch Covid chỉ là một phần trong các hoạt động, các “lệ” riêng biệt đặt ra để kiếm tiền tại các lãnh sự quán Việt Nam.

Có ý kiến trên mạng xã hội Việt Nam làm thử con tính về số tiền mỗi hành khách phải trả thêm, đôi khi đắt hơn vài lần, thậm chí 10 lần vé gốc, thì khoản tiền lên tới nhiều triệu USD.

Theo ông Hoàng Hùng, việc xử lý thông tin khiếu nại, phản hồi lâu nay từ chính quyền VN có vấn đề:

Các thông tin về lạm thu của trang TVSQ đã gửi rất nhiều về cho Cục Lãnh sự cùng các cơ quan chức năng trong và ngoài nước.

Thế nhưng rất ít khi được trả lời một cách rõ ràng, minh bạch, phần lớn là họ ‘chuyền bóng’ cho nhau.

Cũng đã nhiều thành viên được trả lại tiền lạm thu. Cụ thể gần đây nhất, một cặp vợ chồng đến Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt, Đức đăng ký kết hôn.

Phía Lãnh sự báo giá 450 euro, sau khi đấu tranh và đăng bài trên TVSQ, đã chỉ phải trả 70 euro.

Còn hiện nay người tự nhận là cán bộ cơ quan điều tra chưa hỏi đến các vấn đề lạm thu của các cơ quan đại diện Việt Nam.”

Các báo Việt Nam chưa nói cuộc điều tra của Bộ Công an có tiết lộ ra các tuyến thu tiền, chuyển tiền liên quan đến các phòng vé, cơ quan lãnh sự VN ở nước ngoài vận hành ra sao, nếu đó là các khoản “ngoài luồng“.

Được biết, trên trang Tôi và Sứ quán đang có cuộc vận động để mọi phòng lãnh sự tại các Đại sứ quán VN ở nước ngoài phải có tài khoản công khai cho việc giao dịch, cũng như có email để liên lạc.

Trên FB cá nhân, nhà văn Đoàn Bảo Châu đưa ra ý kiến thu hút hơn 300 lượt chia sẻ và bình luận.

Đôi điều góp ý với cô Hằng (tức bà Lê Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN)

  1. Việc đưa công dân về nước là điều đương nhiên một chính quyền nên làm và nói cho chính xác là phải làm. Chính quyền là một bộ máy điều hành đất nước, thu tiền thuế từ doanh nghiệp, từ người dân chính là để làm những việc như thế này.

Cô nói: “kết quả giải cứu công dân là không thể phủ nhận!” Cô không nên nhấn mạnh quá, khiến công luận cảm thấy như thể cô đang kể công.

Ảnh: 4 các bộ lãnh đạo Cục lãnh sự bao gồm cả Cục phó Cục trưởng bị khởi tố vì ăn hối lộ trong những chuyến bay giải cứu

Vậy bộ máy ăn lương từ ngân sách sẽ làm gì nếu không phải là những việc như thế này? Hơn nữa, nếu tôi nhớ không nhầm thì công dân phải trả tiền để được trở về.

  1. Cô nói: “chủ trương nhất quán của Bộ Ngoại giao là sai phạm đến đâu xử lý đến đó, không bao che, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.” Tôi tự hỏi Bộ Ngoại Giao nếu muốn bao che, muốn tạo ra ngoại lệ thì có được không nhỉ?

Hình như để làm được điều này thì còn cần tới Bộ Công An, VKS, toà án nữa. Mà bao che, tạo ra ngoại lệ mà lộ ra thì công luận sẽ phản ứng ra sao?

  1. Hai điều trên cô nói là thừa nhưng cô lại thiếu một phần vô cùng quan trọng. Với tư cách là đại diện của Bộ Ngoại Giao, cô phải xin lỗi công luận về việc sai phạm của 4 cán bộ đã lợi dụng sự khó khăn để hút máu, ăn thịt công dân. Họ chính là cán bộ của cái bộ cô đang đại diện để phát ngôn đấy.

Xin lỗi là điều nên làm, phải làm của một người trưởng thành hay của một cơ quan, tổ chức có tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

Biết xin lỗi chẳng những không bớt đi tinh thần “ngạo nghễ” mà thực ra tạo nền tảng để “ngạo nghễ” hơn trong tương lai.

Là người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao, tôi tưởng những điều này cần phải chuẩn bị trước cho chu đáo, phát ngôn không được thiếu, không được thừa chứ nhỉ?

Xin hiểu cho đây không phải là moi móc, vạch lá tìm sâu nhưng đối đáp trong trường hợp này mà như vậy thì vào một vấn đề quan trọng hơn, khi phải đối đáp với ngoại bang mà vừa thiếu, vừa thừa như vậy thì sẽ rất dở.” Nhà văn Đoàn Bảo Châu nêu quan điểm.

Ảnh: bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN

Khởi tố Cục trưởng Cục Lãnh sự cùng ba người tại Bộ Ngoại giao

Ngày 28/01, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam cho báo chí biết bà Nguyễn Thị Hương Lan, 48 tuổi, Cục trưởng Lãnh sự của Bộ Ngoại giao cùng ba người tại Bộ Ngoại giao bị bắt giữ.

Thông tin ban đầu nói đây là vụ án liên quan tố cáo nhận hối lộ khi cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân về nước.

Cùng tội danh, xảy ra việc khởi tố, tạm giam ba ông, Đỗ Hoàng Tùng (42 tuổi, Phó Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao); Lê Tuấn Anh (40 tuổi, Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao); Lưu Tuấn Dũng (35 tuổi, Phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao).

Trước đó, chính phủ Việt Nam đã nói về hành vi trục lợi thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay giải cứu.

Thông điệp được người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đưa ra vào ngày 20/01 trong cuộc họp báo đầu năm 2022.

Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: Những hành vi trục lợi tiêu cực, thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay giải cứu cần bị lên án trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật“, Bà Lê Thị Thu Hằng nói.

Hôm 31/01/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã “biểu dương lực lượng Công an đã nắm chắc tình hình, phát hiện, khởi tố, điều tra vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao“.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính cũng “yêu cầu khẩn trương điều tra để đưa ra xét xử vụ án này“, theo VietnamNet.

Ảnh: ông Bùi Thanh Sơn Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam

Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)


Triệu lời CẢM ƠN!

Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.

Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.

Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.

1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift: 

QR Code tài trợ:

2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Thoibao.de

IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319

SWIFT: BELADEBE

Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany

Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de

Trân trọng cám ơn

Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: info@thoibao.de  Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084


>>> Cuộc chiến ly kỳ của cư dân Vinhomes Central Park (Sài Gòn) với chủ đầu tư tham lam

>>> Vì sao lãnh đạo Việt Nam dự các lễ của Phật giáo và của tín ngưỡng truyền thống?

>>>  ‘Canh và chặn’: cách Hà Nội đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền

Việt Nam: Có phải cả Phật giáo và Đảng Cộng sản đều ‘đang khủng hoảng’


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT