Link Video: https://youtu.be/LRh988fVGp4
Hồi 20 giờ 38 phút ngày 20 tháng 8, tờ báo Tạp Chí Kinh Doanh và Kinh Tế Xanh đã đưa bài viết có tựa đề “Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực “khủng”, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng”. Nội dung bài viết cho biết đến thời điểm cuối tháng 6/2022, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu.
Đặc biệt là bài báo có câu nhận xét rằng “Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực khủng, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng”. Điều đáng nói là trong 6 tháng đầu năm, chi phí tài chính của Tập đoàn Vingroup ở mức 7.046 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay và phát hành trái phiếu chiếm tới 5.154 tỷ đồng. Trong kỳ, công ty cũng ghi nhận lỗ liên doan, liên kết hơn 46 tỷ đồng và lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 1.923 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 6.423 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia tài chính, việc nợ phải trả cao gần gấp ba lần so với vốn chủ sở hữu có nghĩa nguồn vốn hoạt động của Tập đoàn Vingroup hầu như là các khoản nợ. Về nguyên tắc, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng gặp rủi ro trong việc trả nợ càng lớn. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào họ có thể chi trả cho các hoạt động.
Hồi đầu tháng 8/2021, Tập đoàn Vingroup đã bị Cục thuế TP Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, truy thu cho kỳ thanh tra thuế từ năm 2017 đến năm 2019 với tổng số tiền hơn 31,3 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế truy thu là 15,86 tỷ đồng; tiền chậm nộp thuế, tiền phạt hành chính là 15,47 tỷ đồng.
Việc nói Vingroup lỗ xưa nay là đề tài cấm kỵ, bởi người ta không biết thế lực đứng sau Vingroup là ai mà tập đoàn này lấy những khu đất vàng dễ như lấy kẹo trong túi. Và có thông tin cho biết, hệ thống báo chí nhà nước Cộng Sản không những dưới quyền kiểm soát của Đảng Cộng Sản mà còn dưới quyền kiểm soát của Vingroup, thậm chí cả Bộ Công an cũng phải lên tiếng bênh vực cho ông Phạm Nhật Vượng khi xuất hiện tin đồn ông Vượng bị cấm xuất cảnh.
Việc một số tờ báo dám “bạo gan” đưa Vingroup của ông Vượng lên đoạn đầu đài là dấu hiệu cho thấy trong Bộ Chính Trị đang có thế lực muốn trảm Vingroup. Bởi vì không một tờ báo nào mà không biết đụng đến Vingroup là phạm úy. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên hơn nữa là ông Vượng lại áp lực được báo chí rút bài ngay sau đó. Nghĩa là có thế lực đưa ông Vượng lên thớt và có thế lực đã giật ông Vượng ra khỏi thớt. Như vậy câu hỏi đặt ra là ai đưa và ai giật?
Theo một số nhà quan sát đánh giá, ông Vượng tung hoành lâu như vậy, qua nhiều nhiệm kỳ Trung ương Đảng như vậy thì cho thấy ủng hộ ông Vượng là một nhóm trong Bộ Chính Trị chứ không phải một cá nhân nào hết. Càng về sau người ta càng nghiên về giả thiết này.
Hiện nay tại thượng tầng Bộ Chính Trị, tức là gói gọn trong Tứ Trụ, đang có choảng nhau để cơ cấu lại nhân sự, một chiếc ghế Tổng Bí Thư mà có đến 3 nhân vật nhắm vào thì ắt có người ly khai khỏi nhóm lợi ích hàng đầu thì rất có thể chính “lực lượng ly khai” ấy họ đã giật dây báo chí đánh thẳng vào Vingroup nhưng không ngờ, bên bảo vệ đã giật Vin ra khỏi thớt để tránh vấn đề đi quá xa.
Có thể Vin đã thoát khỏi thớt lần này, nhưng xem ra số phận của Vin sẽ gặp nhiều sóng gió trong thời gian sắp tới. Đảng Cộng Sản càng chia rẽ thì sân sau lớn như Vin càng có nhiều mối đe dọa. Làm doanh nghiệp dù có lớn đến đâu, dù có dựa vào thế lực chính trị mạnh đến đâu thì cuối cùng nó cũng là nạn nhân của chính trị.
Nguyễn Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Chủ tịch Mãi “bất lực” trước bà Hằng nhưng “quần mãi” rồi cũng “kết thúc” được!
>>> Trong tù, Quyết “còi” thò tay kéo chân quan tỉnh. Nhiều quan Trung ương đang run?
>>> Đạn đã “lên nòng”, ông Tổng sẽ “giương nòng” vào ai? Tuy già nhưng sức ông Tổng rất “dai”.
Có 2 nhân vật chỉ có thể bị vờn mà không được “thịt”, Vượng Vin là một, còn lại là ai?