Link Video: https://youtu.be/KUpmlwRZHik
Hàng loạt mặt bằng diện tích lớn, mặt tiền đẹp ở ngay giữa trung tâm Sài Gòn đang trong tình trạng bỏ không, đóng cửa suốt từ hơn một năm nay, dù giá cho thuê đã giảm rất sâu. Có những căn giảm giá từ 11.000USD/tháng xuống còn 8.000USD/tháng mà vẫn không ai thuê.
Trước đại dịch Covid-19, mặt bằng khu trung tâm thành phố đều có mức giá cho thuê rất cao. Những con đường đông du khách như Đồng Khởi, phố Tây Bùi Viện, Lê Thánh Tôn… có chỗ cho thuê lên đến vài trăm triệu một tháng vẫn có nhiều người thuê. Nhưng kể từ khi đại dịch bùng phát, rất nhiều cơ sở kinh doanh đã đóng cửa vì thua lỗ. Cho đến nay, dù đã dỡ bỏ phong toả hơn 1 năm, nhưng nhịp sống ở Sài Gòn vẫn chưa trở lại bình thường. Các hoạt động kinh doanh buôn bán ở thành phố đông dân nhất Việt Nam không còn tấp nập như trước đại dịch. Ở những khu trung tâm, khu đông dân, rất nhiều mặt tiền đóng cửa, kể cả một số mặt bằng lớn.
Ngay trung tâm quận 1, rất nhiều mặt bằng đóng cửa, nhiều nhà treo biển bán hoặc cho thuê mặt bằng. Có nơi liên tiếp 6-7 căn liền kề đều đóng cửa. Những căn nhà vốn là cửa hàng, quán xá lộng lẫy thì giờ đây xuống cấp, xập xệ. Những tấm băng rôn lớn và cả những tờ giấy A4 viết thông tin chủ bán hoặc cho thuê được dán, treo dày đặc trước cửa, chồng cả lên nhau. Nhiều nơi, những bảng hiệu cũ bong tróc, rơi chữ, rơi khung quảng cáo… vô cùng nhếch nhác.
Một căn nhà mặt tiền đường Bùi Viện nằm trong khu phố Tây trước đây rất sầm uất, nhưng nay đã treo biển bán hoặc cho thuê suốt cả năm mà không ai hỏi đến. Cho thuê không được, kinh doanh thì thua lỗ, nhiều người chuyển sang phương án bán nhưng cũng không ai mua. Những người mua nhà mặt tiền là để kinh doanh hoặc cho thuê, nên khi làm ăn khó khăn thì không mấy ai bỏ tiền ra mua nhà mặt tiền nữa. Mà hiện tại, trong tình trạng thị trường bất động sản đang đóng băng thì việc bán nhà mặt tiền lại càng khó khăn hơn.
Truyền thông Cộng sản cho rằng, do đại dịch Covid đã làm thay đổi thói quen người tiêu dùng. Từ chỗ đi mua sắm trực tiếp, thì nay, đa số người tiêu dùng đã chuyển sang mua hàng online. Tuy nhiên, điều này cũng không chính xác vì việc mua hàng online cũng chứa đựng nhiều rủi ro, dễ bị lừa đảo nên rất nhiều người đã từ bỏ phương thức mua sắm này. Đồng thời, rất nhiều các dịnh vụ cần thực hiện trực tiếp như spa, làm đẹp… cũng làm ăn thua lỗ, số lượng các cửa hàng vẫn giảm mạnh. Ngay cả những cửa hàng quen thuộc như các hệ thống thức ăn nhanh hay Bách hoá xanh cũng thu hẹp số lượng cửa hàng.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các thành phố khác. Người dân giờ đây đang rất ngại bỏ tiền để đầu tư kinh doanh, vì hàng quán ế ẩm, khách hàng thưa thớt. Lượng người thất nghiệp nhiều mà giá cả các mặt hàng thiết yếu lại tăng 15-20% dẫn đến sức mua giảm 20-30%. Bên cạnh đó, việc ngân hàng siết chặt tín dụng cũng làm cho người kinh doanh thiếu hụt vốn, lãi suất lại quá cao khiến việc làm ăn thua lỗ.
Nhưng, cho dù bức tranh chung của nền kinh tế đang vô cùng ảm đạm, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn cho rằng, kinh tế tăng trưởng tốt trong năm 2022. Họ đưa ra dự báo rất khả quan là tăng trưởng cả năm sẽ vào khoảng 8%, còn lạm phát sẽ ở mức dưới 4% và ở trong mức kiểm soát.
Không biết còn được bao nhiêu % người dân tin vào những con số đẹp đẽ mà Đảng đưa ra, khi mà thực tế cuộc sống đang gây áp lực lớn lên từng nhà, từng con người. Rất nhiều gia đình đang phải thắt chặt chi tiêu. Nhiều người phải tìm cách bán đi đất đai tài sản để trang trải cho những khoản nợ do làm ăn thua lỗ hoặc đầu tư sai lầm.
Khi cuộc sống bế tắc thì những liều thuốc an thần, những lời ru ngủ của Đảng liệu có còn tác dụng?
Quốc Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bão táp vào nhà Đào Hồng Lan, “chân yếu tay mềm” làm sao chống bão?
>>> Tài liệu mật về Tô Lâm: Lộ tên tuổi thân nhân nhân vật bí ẩn thân cận Tô Lâm
>>> Chân dung 2 phụ nữ đang làm khó Tô Lâm!
Dùng mỹ nhân kế để hốt thầu, kế cao minh của “bà trùm” AIC!