Link Video: https://youtu.be/cRbhAhiM4CA
Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn ASA đã công bố biên bản cuộc họp Đại Hội đồng Cổ đông bất thường vào ngày 10/12/2022. Một trong những nội dung của cuộc họp này là tìm “phương án giải quyết tình trạng hủy cổ phiếu” của Công ty. Trước đó, ngày 23/1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra quyết định số 50/QĐ-UBCK hủy 7 triệu cổ phiếu của ASA. Tỷ lệ cổ phiếu bị hủy là 100:70, nghĩa là, nếu một cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu, sẽ bị hủy 70 cổ phiếu.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Công ty ASA đưa ra đề xuất, để bảo đảm quyền lợi cho cổ đông, Công ty đề nghị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, bồi thường thiệt hại cho Công ty Cổ phần ASA. Sau khi nhận được bồi thường, Công ty ASA sẽ sử dụng tài sản bồi thường để phát hành cổ phiếu trả lại cho cổ đông.
Tuy nhiên, phương án này đã không được thông qua. Bởi vì, đa số cổ đông cho rằng, quyết định của UBCKNN về việc hủy cổ phiếu là chưa đủ cơ sở và căn cứ. Cổ phiếu được đưa lên giao dịch trên sàn chứng khoán đã được UBCKNN cấp phép và mọi giao dịch trên sàn là hợp pháp. Cổ đông mua cổ phiếu trên sàn dưới sự kiểm tra giám sát của UBCK, như vậy không thể nói là bất hợp pháp. Nếu UBCK cấp phép sai thì UBCK phải chịu trách nhiệm. Cổ đông của Công ty ASA đề nghị Công ty phải có ý kiến với UBCKNN, đề nghị hủy bỏ quyết định hủy cổ phiếu, đưa cổ phiếu ASA giao dịch trở lại để đảm bảo quyền lợi của cổ đông.
Cũng trong ngày 23/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã xác định ông Nguyễn Văn Nam – cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần ASA đã thực hiện hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu, tạo cung – cầu giả để thao túng giá cổ phiếu… tăng khống 7 triệu cổ phiếu ASA, tương đương 70 tỷ đồng. Ông Nam đã bị bắt vì tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Điều đáng nói là hành vi thao túng cổ phiếu đã xảy ra từ năm 2013, song 9 năm sau mới bị phanh phui. Vụ việc bắt đầu từ tháng 2/2013 khi Hội đồng Quản trị Công ty ASA quyết định tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ lên 100 tỷ thông qua phát hành 7 triệu cổ phiếu. Số cổ phiếu này đã niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) để bán. Cổ phiếu đã đưa vào giao dịch được 9 năm và chắc chắn đã sang tay qua nhiều người, và tất cả các giao dịch này đều là giao dịch dân sự. Việc phát hiện chậm, xử lý chậm với các trường hợp thao túng giá cổ phiếu như thế này gây thiệt hại rất lớn cho các nhà đầu tư. Trước khi HNX ra quyết định đình chỉ hoạt động của cổ phiếu này, thì giá của nó đứng ở mức 12.600đ. Từ khi vụ việc xảy ra thì cổ phiếu này đã dừng giao dịch hoàn toàn.
Những vụ việc, thủ đoạn như ASA đã làm là khá quen thuộc trên thị trường chứng khoán. Nhưng lại mất quá nhiều năm mới phát hiện, rồi quá trình điều tra, xử lý kéo dài… dẫn đến thiệt hại lớn cho nhà đầu tư và làm mất niềm tin đối với thị trường chứng khoán. Trước đây đã từng xảy ra vụ thao túng cổ phiếu MTM, mất 4-5 năm mới phát hiện. Cổ phiếu HID, TTB, V21… mất từ 1 đến 2 năm.
Nếu những vụ thao túng và lừa đảo chứng khoán chỉ xảy ra lẻ tẻ thì còn có thể nói là một vài con sâu làm rầu nồi canh. Nhưng khi đã để xảy ra quá nhiều vụ việc, mà chiêu trò thủ đoạn cũng chẳng có gì mới, chắc chắn là không khó để phát hiện, thì cần phải đánh giá lại vai trò và trách nhiệm của UBCKNN. Có thật là UBCKNN hoàn toàn không biết gì về những vụ việc này, và chỉ “tình cờ” mới phát hiện ra? Hay là họ cố ý làm ngơ mặc cho những kẻ lừa đảo hoành hành? Họ yếu kém về nghiệp vụ hay là đã nhận phong bao phong bì để làm lơ?
Kim Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu vì lạm phát và thất nghiệp
>>> Nắm quyền bổ nhiệm Công an tỉnh, mồi ngon trăm tỷ cho Tô Lâm!
>>> Bắc Nam trong Đảng Cộng sản ngầm chia rẽ, Bình Dương và Đồng Nai bị Hà Nội nghi ngờ?
Nguyễn Trọng Nghĩa và giấc mơ Bộ Chính trị chưa thành