Link Video: https://youtu.be/NdG88FbRAvY
Năm 2019, Hà Nội xảy ra vụ cháu bé 6 tuổi, học sinh trường Quốc tế Gateway bị chết trong xe đưa đón của trường, làm dậy sóng mạng xã hội. Dậy sóng bởi định hướng của báo chí có xu hướng đổ tội cho người đưa đón cháu bé của trường này – một người thấp cổ bé họng. Trong khi đó có nhiều tình tiết cho thấy, có những khuất tất đằng sau những gì báo chí đăng tải.
Đào sâu tìm hiểu thì người dân mới khui ra một sự thật khác. Đó là, con gái ông đương kim Thủ tướng lúc đó – Nguyễn Thị Xuân Trang – là Tổng Giám đốc và đại diện pháp luật của Tập đoàn Giáo dục Quốc tế EDUFIT, đơn vị chủ quản của trường Quốc tế Gateway. Như vậy, nguyên nhân để báo chí bẻ cong sự thật đã được giải thích. Bởi Tập đoàn Giáo dục Quốc tế EDUFIT là nơi mà báo chí phải bảo vệ, đặc biệt là với đội ngũ lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn này.
Được biết, Tập đoàn Giáo dục Quốc tế EDUFIT có 4 cổ đông sáng lập là: Trần Thị Hồng Vân (35,7%), bà Trần Thị Hồng Hạnh (35,7%), bà Trần Thị Huyền (14,3%) và bà Nguyễn Thị Xuân Trang (14,3%).
Ngoài Nguyễn Thị Xuân Trang là con gái của ông Nguyễn Xuân Phúc, thì người ta còn phát hiện Trần Thị Hồng Hạnh là con của Trung tướng Trần Văn Vệ, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an lúc đó. Ông Vệ từng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình.
Sau khi thông tin bị tiết lộ, tên của bà Nguyễn Thị Xuân Trang bị rút ra khỏi danh sách cổ đông. Sau đó, tòa án cũng chỉ xét xử những con tốt thí, còn những lãnh đạo cấp cao Tập đoàn không chịu bất kỳ một hình phạt gì.
Đấy là đợt sóng đầu tiên ập vào ông Nguyễn Xuân Phúc, không biết khi để con gái lợi dụng uy tín của mình làm ăn kinh tế, ông Nguyễn Xuân Phúc có bị mất uy tín trong Đảng hay không? Chỉ biết rằng, Đại hội Đảng lần thứ 13 sau đó, ông Nguyễn Xuân Phúc bị mất ghế Thủ tướng vào tay ông Phạm Minh Chính và phải ngậm ngùi “giải an ủi” là ghế Chủ tịch nước.
Đợt sóng thứ nhì ập tới với ông Nguyễn Xuân Phúc là vụ Việt Á, thông tin từ bên trong cho biết, bà Trần Thị Nguyệt Thu – phu nhân ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, có liên quan đến vụ việc này. Ông Nguyễn Thanh Long và ông Chu Ngọc Anh chưa phải là “trùm cuối”, tuy nhiên, vụ án chỉ khui đến Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh. Ông Vũ Đức Đam cũng liên quan, nhưng có vẻ như ông Đam khó mà bị cho vào tù như ông Nguyễn Thanh Long. Như vậy là có đợt sóng thứ nhì cuốn tới, nhưng chỉ tới Phó Thủ tướng là tan, không quật ngã được ông Chủ tịch nước.
Tại Hội nghị Trung ương 6 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Phúc đã “tai qua nạn khỏi”. Tuy nhiên, vấn đề người nhà của ông Chủ tịch nước lợi dụng uy tín của ông để làm ăn vẫn chưa dừng lại.
Mới đây, mạng xã hội lại tiếp tục phanh phui một sự thật mới, có lẽ sự thật mà ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng không muốn biết, đó là Nguyễn Bạch Thuỳ Linh sinh năm 1978 tại Hà Nội – Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên SNB Holdings, là người mới nhất bị bắt liên quan đến Việt Á, vì có hành vi lợi dụng ảnh hưởng, can thiệp, tác động đến lãnh đạo một số bộ, ngành, tạo điều kiện giúp Công ty Việt Á trong quá trình sản xuất, kinh doanh kit xét nghiệm COVID-19 để trục lợi. Nguyễn Bạch Thùy Linh là cháu của bà Trần Thị Nguyệt Thu.
Theo thông tin chưa được kiểm chứng, ông Tô Lâm nắm trong tay bằng chứng về việc làm ăn của hai dì cháu, Trần Thị Nguyệt Thu và Nguyễn Bạch Thùy Linh. Tuy nhiên, chỉ có thể bắt người cháu, còn người dì đang là “đệ nhất phu nhân”, nên bất khả xâm phạm. Khó làm được gì bà Nguyệt Thu, nhưng đến người bà con phía vợ cũng đã bị bắt, thì xem ra, sóng chính trường chưa chịu buông tha cho ông Chủ tịch nước.
Trước đây, ông Nguyễn Xuân Phúc thuộc loại có phúc, sự nghiệp chính trị của ông lên như diều gặp gió. Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, dường như chữ phúc của ông cũng đang cạn, ông liên tiếp gặp hạn liên quan đến người nhà của ông.
Lê Hoàng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Ngành đăng kiểm bung toang, khối u của thể chế, bất trị!
>>> Nhiều người VN hung hăng nhưng hèn hạ?
>>> Biến chủng nguy hiểm của siêu vi háo danh, thực tế đáng xấu hổ cho xã hội Việt Nam
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc bị hạ cấp