https://youtu.be/XNXN03zLUDM
Không có nước nào có tổ chức như nhà nước Cộng sản. Quốc hội được gán cho mĩ từ “Cơ quan quyền lực nhất” nhưng thực chất nó là cơ quan bù nhìn. Tốn mỗi ngày hàng tỷ đồng tiền thuế của dân để họp hành nhưng chẳng làm gì ra điều gì ra ngô ra khoai. Toàn là cãi nhau “như mổ bò” vì những chuyện không đâu, làm người dân ngán ngẩm, nào là nơi để các ông Bộ trưởng trả lời vòng vo, khinh thường dân. Và quan trọng nhất là nó gật tất cả những gì mà Bộ Chính trị đưa ra.
Việc bãi chức các quan chức lớn là do Bộ Chính trị quyết định, rồi sau đó Trung ương Đảng và Quốc hội phải họp bất thường để gật, không có lựa chọn nào khác. Người dân Việt Nam đặt cho cái Bộ này là những “ông vua tập thể”. Hiện nay Bộ Chính trị có 18 thành viên, nhưng mới đây đã có một thành viên bị loại ra khỏi mâm cỗ quyền lực to lớn này, đó là ông cựu Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh.
Bộ Chính trị vốn đã có quyền lực quá mạnh, ấy vậy mà có người còn thao túng được cả Bộ Chính trị, thì sức mạnh của họ khủng khiếp cỡ nào? Vậy ông Nguyễn Phú trọng đã thao túng Bộ Chính trị như thế nào và bằng cách nào?
Sự phân bố của 17 Ủy viên Bộ Chính trị như sau: Ban bí thư 7 người, Chính phủ 2 người, Quốc Hội 2 người, Phủ Chủ tịch nước 1 người, TP HCM 1 người, TP Hà Nội 1 người, Bộ Quốc Phòng 2 người, Bộ Công an 1 người và Hội đồng Lý luận Trung ương 1 người.
Sở dĩ Thobao.de liệt kê Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an riêng biệt với Chính phủ, vì hai bộ này không phải Thủ tướng có toàn quyền điều khiển như các bộ khác, mà nó còn có bàn tay của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ban Bí thư chiếm 7 Ủy viên Bộ Chính trị, trong khi đó, Chính phủ chỉ có 2 Ủy viên Bộ Chính trị thì sao có thể đối đầu với Ban Bí thư được? Đấy là chưa nói đến trường hợp ông Phó Thủ tướng Thường Trực Phạm Bình Minh mới vừa bị loại khỏi Bộ Chính trị.
Ban Bí thư chiếm 7 Ủy viên Bộ Chính trị thì làm sao Phủ Chủ tịch nước đối đầu được? Phủ Chủ tịch nước hiện tại chỉ có duy nhất ông Nguyễn Xuân Phúc là Ủy viên Bộ Chính trị. Có thể nói rằng, sự đối đầu giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Xuân Phúc là không cân sức, cho nên ông Nguyễn Phú Trọng đã lộng hành. Nếu phế truất không được Chủ tịch nước, thì cho về gặp Bác Hồ như trường hợp Trần Đại Quang.
7 Ủy viên Bộ Chính trị trong Ban Bí thư được ví như 7 vòi bạch tuộc, với sức mạnh của 7 vòi này thì không ai có thể chống nổi. Vậy 7 vòi bạch tuộc đó gồm những ai?
Đó là: Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư; Võ Văn Thưởng – Thường trực Ban Bí thư; Trương Thị Mai – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Phan Đình Trạc – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Trần Cẩm Tú – Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Nguyễn Hòa Bình – Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân tối cao; Trần Tuấn Anh – Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Thực ra ông Ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ nắm 6 Ủy viên Bộ Chính trị dưới quyền ông trong Ban Bí thư, mà ông nắm còn một số Ủy viên Bộ Chính trị ngoài Ban Bí thư. Đó là Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Văn Nên – Bí thư Thành ủy TP HCM, Nguyễn Văn Thắng – Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia TP HCM, Vương Đình Huệ – Chủ tịch Quốc hội. Còn Bộ Quốc phòng là nơi Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính tranh chấp ảnh hưởng. Như vậy, Bộ Chính trị hiện nay có 17 người thì ông Nguyễn Phú Trọng điều khiển được 11 người. Chiếm áp đảo để thao túng Bộ Chính trị.
Việc thao túng Bộ Chính trị được ông Nguyễn Phú Trọng xây dựng từ hơn 10 năm qua, bằng cách cân nhắc nâng đỡ phe ông và triệt hạ phe khác, giờ đây trong tay ông điểu khiển được ít nhất 11 người trong tổng số 17 Ủy viên Bộ Chính trị. Có thể nói, quyền lực trong tay ông Nguyễn Phú Trọng là gần như tuyệt đối.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)