Người tiền nhiệm của ông Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng là ông Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Tấn Dũng là mẫu người tiến thân được bề trên lập trình và cứ thế mà tiến. Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh là những nhân vật rất quyền lực. Họ là những người ở trên cao chìa tay ra kéo Nguyễn Tấn Dũng lên những vị trí quan trọng trong Chính phủ.
Mẫu như Nguyễn Tấn Dũng là mẫu “thái tử”, cả đời chẳng cần phải xuất những tài lẻ để mua chuộc ai. Có người đánh giá, người ta không khúm núm với ông Nguyễn Tấn Dũng thì thôi, chứ ông Nguyễn Tấn Dũng không biết khúm núm ai bao giờ. Bởi con đường quan lộ của ông được dọn sẵn và ông cứ thế mà đi. Khi lên đến đỉnh cao quyền lực, ông Dũng mới thể hiện “tài năng” thực sự của ông, đó là móc lấy tài sản quốc gia để làm chính trị. Thời ông Nguyễn Tấn Dũng là thời mà người Thủ tướng có quyền lực nhất, nhưng cũng là thời mà nền kinh tế đất nước bị tàn phá. Những “quả đấm thép” do ông Dũng lập nên đã làm cho nền kinh tế đất nước gần như kiệt quệ với hàng núi nợ tỷ đô do các tổng công ty, tập đoàn nhà nước gây ra.
Ông Dũng làm chính trị là thế. Khi làm Thủ tướng ông đã dùng quyền lực đồng tiền để xây dựng những mối quan hệ khủng. Những mối quan hệ này mạnh đến mức, khi ông mất chức Thủ tướng, ông Trọng vẫn không thể ra kỷ luật với ông. Chính vì có những mối quan hệ nền tảng ấy, ông Dũng đã làm hồi sinh thế lực cho gia tộc và cũng nhờ đó mà Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết ngày càng bước từng bước vững chắc .
Nếu nói ông Nguyễn Tấn Dũng hiên ngang tiến lên đỉnh cao quyền lực thì người kế nhiệm ông lại hoàn toàn khác. Như những thông tin mà Thoibao.de có được thì Nguyễn Xuân Phúc rất uyển chuyển, rất giỏi luồn lách để leo cao. Ông Nguyễn Xuân Phúc ra Hà Nội rồi lên đến Phó Thủ tướng Thường trực rồi leo đến chức Thủ tướng đều là do “tài lẻ” của ông. Ông Nguyễn Xuân Phúc không có người đỡ đầu đúng nghĩa như ông Nguyễn Tấn Dũng mà ông Phúc chỉ là người thức thời, chắt chiu từng mối quan hệ có tính “thời vụ” để đạt mục đích. Khi đạt mục đích, ông buông mối quan hệ thời vụ cũ và nắm bắt mối quan hệ thời vụ mới để tiến lên. Cứ như thế, cách gầy dựng sự nghiệp của ông Nguyễn Xuân Phúc chẳng khác nào “con khỉ chuyền cành”. Và cứ thế mà leo đến chức Thủ tướng, đấy là thành tựu đáng nể.
Cách leo cao của ông Nguyễn Xuân Phúc được xem là cách xây dựng sự nghiệp thiếu nền tảng. Bởi những mối quan hệ của ông Nguyễn Xuân Phúc tạo ra không phải là mối quan hệ vững chắc. Nó giúp ông leo lên đỉnh cao quyền lực nhưng không thể giúp ông giữ được quyền lực. Đấy là nhận xét rất sâu sắc mà một người từ trong chế độ cho Thoibao.de biết.
Ông Nguyễn Xuân Phúc bị đánh giá là luộm thuộm, vụng về, không khéo ăn nói trước công chúng. Nhưng ông cực kỳ khéo léo chiều chuộng cấp trên. Vì thế mà hình ảnh của ông Nguyễn Xuân Phúc để lại trong lòng dân chúng vẫn mãi là một “anh hề”, chứ không phải là một chính khách nghiêm nghị có uy quyền.
Điều đáng nói là, người đưa tin nhận xét rằng, điều ông Nguyễn Xuân Phúc thua xa ông Nguyễn Tấn Dũng là cách ăn. Cách ăn của những người trong gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc quá lộ liễu và rất “tạp”, chứ không như những gì mà bà Nguyễn Thanh Phượng con gái ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm. Về mức độ khôn khéo, Nguyễn Thanh Phượng là bậc thầy. Sự khéo léo đó là do có sự hướng dẫn từ ông Nguyễn Tấn Dũng và cả sự khôn ngoan con gái ông.
Trở lại chuyện ông Nguyễn Xuân Phúc. Vì mối quan hệ của ông Phúc không vững chắc, nên ông đã để mất ghế Thủ tướng chỉ sau một nhiệm kỳ. Đây là thất bại mở đường cho đại bại hiện nay của ông. Khi chất lượng của các mối quan hệ kém, người đốt lò đã dựa vào đó để tấn công. Và cho đến hôm nay, ông Nguyễn Xuân Phúc phải rời khỏi chính trường một cách đáng quên nhất.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)