Link Video: https://youtu.be/69hmUKR6Pas
Ngày 1/2, trên trang Carscoops.com đã có bài viết với nội dung tạm dịch ra tiếng Việt là “VinFast thừa nhận tặng tiền cho Matt Farah sau khi nhầm anh với một người có ảnh hưởng”. Lời đề nghị “khoản tiền thù lao” và chuyến đi miễn phí đến Việt Nam để lái xe và xem xét VF8 và VF9.
Được biết, Công ty hỗ trợ cho vấn đề này là Blue C đã xác định Farah là người có ảnh hưởng (tức là KOLs) và sau đó anh chàng được VinFast tặng số tiền là 10.000 USD để bù đắp cho thời gian và chi phí tham dự. Phía Công ty Blue C định hướng sử dụng những người có ảnh hưởng để bán sản phẩm.
Carscoops đặt câu hỏi với phía Blue C và được Blue C trả lời như sau: “Matt Farah đã được liên hệ vào tháng 3 năm ngoái bởi một công ty có tên Blue C, công ty mà VinFast đang hợp tác trong một chương trình tiếp cận người có ảnh hưởng cho Triển lãm ô tô quốc tế New York, chứ không phải Vingroup Elite Vietnam Tour. Hoạt động tiếp cận do cơ quan thực hiện chỉ dành riêng cho những người có ảnh hưởng chứ không phải các nhà báo. Vì ông Farah duy trì cả nền tảng truyền thông kiếm được và trả phí, nên ông được xác định là người có ảnh hưởng về ô tô chứ không phải nhà báo. Vào thời điểm đó, anh ấy được hỏi, liệu anh ấy có muốn cung cấp nội dung về VinFast trên nền tảng xã hội của mình không. Anh ta sẽ được trả một tỷ lệ tương xứng cho thời gian và chi phí của mình, cũng như cho lượng nội dung được xuất bản theo tỷ lệ người có ảnh hưởng thông thường. Ông Farah đã từ chối lời mời tham dự và lời đề nghị cụ thể đó.”
Tất nhiên khoản phí đó là do VinFast chi. Như vậy là văn hoá hối lộ được VinFast sử dụng trong chiến thuật nhờ những KOLs quảng cáo trên mạng xã hội. Văn hóa hối lộ đã bị từ chối, và có lẽ VinFast nên thay đổi văn hóa này, nếu muốn làm ăn như mấy ông lớn ngành ô tô trên đất Mỹ. Đây là cú tát quá đau cho một thương hiệu trẻ như VinFast.
Trong xã hội Việt Nam, văn hóa hối lộ là phần không thể thiếu. Nơi đâu có “cờ đỏ sao vàng” là nơi đó có vòi vĩnh. Ở Việt Nam, ai không khoác lên mình chiếc áo văn hóa hối lộ đặc trưng của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì có thể nói, họ sẽ bị hoạnh họe cho đến khi nào chịu nhả ra tiền.
Ở Việt Nam có câu “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, đây là câu nói chỉ hữu ích ở một xã hội mà văn hóa đút lót trở thành phổ biến như Việt Nam. Không hiểu tại sao VinFast ra ngoài lại làm theo thứ văn hóa này? Chưa có thương hiệu mà đã nổi tiếng về văn hóa hối lộ.
Thực ra, với các KOLs cũng vậy, nếu muốn các KOLs review để quảng bá thương hiệu thì cùng cần đặt vấn đề hợp đồng cho rõ ràng, anh làm cho tôi như thế nào và anh sẽ được hưởng thù lao ra sao. Đó là hợp đồng kinh tế. Còn dúi vào tay người khác cục tiền rồi đề nghị người khác làm những điều mà sản phẩm không thực sự như thế thì đấy là mua chuộc, là văn hóa rất xã hội chủ nghĩa.
Nếu ở Việt Nam thì tin lan tới đâu VinFast bung tiền ra bịt đến đấy. Bao nhiêu vụ xe VinFast LuxSA bị cháy trơ khung nhưng Phạm Nhật Vượng vẫn bịt được báo chí, thì rõ ràng họ là vua ở đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, khi ra môi trường quốc tế, văn hóa này đã bị tẩy chay và các tờ báo cứ công khai đưa tin mà họ chẳng cần sợ VinFast như báo chí trong nước.
VinFast đã xuất xe sang Mỹ, và đang có dự tính xây nhà máy tại Mỹ. Nghĩa là VinFast đang muốn lên võ đài tham gia thi đấu cùng các đại gia ngành ô tô trên thế giới. Tuy nhiên, khi lên võ đài đừng mặc áo “cờ đỏ sao vàng” đặc trưng nữa, đấy là là yếu điểm chứ không phải là lợi thế. Chơi với các ông lớn mà chơi kiểu đó thì các ông lớn “đánh cho không trượt phát nào”. Không biết Vinfast có rút kinh nghiệm hay không?
Nguyễn Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Su-22 lại rơi cùng nhiều câu hỏi về khả năng tác chiến của loại khí tài này
>>> Sabeco từ bãi rác trong tay nhà nước, trở thành “viên ngọc quý” trong tay tỷ phú Thái Lan
>>> Sự dối trá đã dẫn đến thất bại của VinFast tại Mỹ
Dù bất ổn chính trị, Việt Nam vẫn có thể là địa chỉ tốt để đầu tư