Ngày 9/2, tờ báo Dân Trí có bài viết “VinFast VF8 đã đi 3.000 km được rao bán với giá chưa đến 800 triệu đồng”. Đọc vào nội dung với lối viết “rối như mớ bòng bong”. Tuy nhiên, người đọc cũng có thể chốt lại ý của tác giả là, chi phí mua lại và lăn bánh chiếc VF8 “chạy lướt”, rẻ hơn vài chục triệu đồng so với xe mới, với điều kiện, khách hàng có thể “săn” được các chương trình ưu đãi của VinFast. Xe lướt mà mất giá chỉ 20 triệu đồng thì được xem là giữ giá. Nói chung bài báo này chủ yếu là ca tụng xe điện VinFast giữ giá.
Xe giữ giá thường gắn với thương hiệu hợp túi tiền và nổi tiếng về độ bền. Tại Việt Nam, xe mang thương hiệu Toyota nổi tiếng là xe giữ giá. Bài viết về xe VinFast trên tờ Dân Trí cũng có ý thế. Không phải thương hiệu nào cũng giữ giá, mà phải thương hiệu được gọi là “xe quốc dân” mới giữ giá. Với xe máy thì Honda là vua giữ giá, với ô tô thì Toyota và vua giữ giá.
Vậy, có thực sự VinFast là loại xe “quốc dân” và là “ông vua giữ giá” của xe điện hay không? Theo một người dùng xe VinFast VF8 yêu cầu giấu tên cho biết, ông muốn bán xe chạy 2000 km mà chưa tìm được ai mua, chấp nhận lỗ 100 triệu đồng. Cho đến nay, xe ông đã đi được 5000 km mà vẫn chưa có người để bán. Đấy là ý kiến của một khách hàng, một khách hàng thì không nói lên tất cả, tuy nhiên, khách hàng nào đang dùng xe VinFast thì có thể cho ý kiến thêm.
Bỏ qua chuyện xe VinFast VF8 có phải là “xe quốc dân”, có phải là “vua giữ giá” hay không, bây giờ nhìn VinFast kinh doanh trên thị trường như thế nào? Xét thị trường trong nước và thị trường Mỹ thì VinFast đang phơi bày nhiều khuyết điểm. Trên các diễn đàn ô tô, nhiều chủ nhân VinFast đưa lên rất nhiều lỗi. Hiện nay phần mềm của ô tô VinFast đang gặp rất nhiều lỗi. Đến 999 chiếc xe xuất đi Mỹ vẫn không phải là ngoại lệ, đến nay cũng chưa giao hàng. VinFast đã hẹn đến cuối tháng 2 mới giao, chủ yếu là sửa lỗi phần mềm.
Mới đây trên báo Cafebiz có bài viết “Động thái của ‘gã nhà giàu’ Tesla khiến các công ty xe điện nhỏ lo sợ: Sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để hạ giá bán, dìm đối thủ tới chết”. Động thái hạ giá của Tesla mục đích là giữ thị phần, vì hiện nay, có nhiều thương hiệu xe xăng đã nhảy sang lĩnh vực xe điện. Hầu hết các xe này bán với giá thấp hơn Tesla nên động thái của Tesla như thế là điều hiển nhiên, không thể làm khác hơn.
Mới đây, hãng Toyota đã thay CEO để chuẩn bị cho cuộc chạy đua xe điện. Nếu nói về xe điện thì Toyota chưa là gì so với Tesla, nhưng Toyota lại đang là ông trùm xe xăng, họ nhảy vào lĩnh vực xe điện không ai gọi họ là công ty xe điện nhỏ. Có thể, những công ty nhỏ là như VinFast.
Trước đây Thoibao.de đã có bài viết phân tích, hãng Tesla đã đưa xe điện ra thị trường từ nhiều năm nay. Họ đã qua thời kỳ hoàn vốn và tiến tới thời kỳ lợi nhuận ổn định. Cho nên, họ giảm giá thành xe để giữ thị phần là điều tất yếu.
Những hãng xe nhỏ như VinFast hay các startup khác sẽ khó mà đứng vững trong cuộc đua về giá. Bởi đã là startup, thường họ đang ở giai đoạn đốt tiền hơn là ở giai đoạn lợi nhuận ổn định. Vậy nên, cạnh tranh về giá với Tesla thì chỉ có thể “lụi tàn”. Hầu hết những startup đứng vững là nhờ khác biệt, mà phải là khác biệt mang lại lợi ích cho khách hàng thì mới bứt phá. Còn làm không tốt bằng Tesla thì e sẽ “sụm bà chè”.
VinFast đang đuối rất rõ, họ cho giảm nhân sự trên thị trường Mỹ. Họ làm thế để giảm bớt lượng tiền phải chi ra. Con số rất lớn. Ở Việt Nam, Vinhomes cho thấy, họ đang đuối trước tình hình thị trường bất động sản ảm đạm. Đã vậy, tại Mỹ, Tesla còn giảm giá sâu, thì xem ra, VinFast khó mà thở được trên thị trường Mỹ.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: