Link Video: https://youtu.be/FzMlZ5mLEPw
Ngày 2/2, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Quy định số 96-QĐ/TW, về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ các cấp.
Quy định mới này thay thế cho Quy định số 262-QĐ/TW, ngày 8/10/2014, của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ Đảng.
Trả lời phỏng vấn của báo Pháp luật, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, cho rằng, với Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2/2/2023 của Bộ Chính trị, thì việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ là kênh đánh giá và bố trí cán bộ một cách thích hợp, hiệu quả.
Theo ông, điểm mới thứ nhất của Quy định số 96-QĐ/TW là kỳ này, Bộ Chính trị coi việc lấy phiếu tín nhiệm như một biện pháp rất quan trọng để đánh giá đúng cán bộ, và đi liền với đánh giá đúng là sắp xếp, bố trí lại cán bộ cho phù hợp với nhiệm vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ hiện nay. Trước đây, kết quả lấy phiếu tín nhiệm chỉ để tham khảo chứ không chuyển thành một bước tiếp theo của công tác cán bộ.
Điểm mới thứ hai là, trước đây chỉ bỏ phiếu trong diện hẹp, nhưng Quy định 96 của Bộ Chính trị quy định bỏ phiếu diện rộng hơn, cụ thể là, trong tất cả cán bộ lãnh đạo, quản lý của cả hệ thống chính trị, tức là cả cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị – xã hội từ Trung ương cho đến cấp có cơ quan trực thuộc. Như vậy là diện rất rộng.
Điểm mới thứ ba là, việc lấy phiếu tín nhiệm theo quy định mới có tiêu chí đánh giá rõ ràng, đã được “lượng hóa” trên hai vấn đề lớn của những người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm, bao gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao chứ không chung chung như trước đây. Ông Phúc nêu nhận xét.
Điểm đáng chú ý của quy định mới này là, cán bộ có mức tín nhiệm thấp trên 50% sẽ phải từ chức, trên 2/3 sẽ bị miễn nhiệm.
Trang Tạp chí Tài chính cho hay, kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.
Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp, thì bị đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức.
Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên, thì cấp miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.
Quy định của Bộ Chính trị cũng nêu rõ, việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3 (năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp).
Có vẻ kỳ này Bộ Chính trị quyết tâm làm sạch đội ngũ. Hôm 17/2, tại một hội nghị, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nói trước đây, việc lấy phiếu tín nhiệm vẫn còn nể nang, dĩ hòa vi quý.
“Tới đây trong quá trình thực hiện Quy định số 96-QĐ/TW cần khắc phục triệt để vấn đề này. Nếu thực hiện không nghiêm thì chứng tỏ nghị quyết, quy định của Đảng chưa đi vào cuộc sống“, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, ở thời buổi hiện nay, những người tham gia vào bộ máy chính quyền chẳng ai vì lý tưởng phục vụ nhân dân, và cũng chẳng ai làm việc vì đồng lương còm cõi của Đảng, họ chỉ nhắm vào những lợi ích do chức tước mang lại. Vì vậy, sẽ chẳng có cán bộ nào trong sạch thực sự để Đảng lựa chọn.
Chưa kể việc kết bè kết phái trong các cơ quan của Đảng và nhà nước, dẫn đến việc lấy phiếu tín nhiệm trở thành cơ hội để loại trừ những người yếu thế.
Mặt khác, nếu Đảng làm quá căng, khả năng sẽ có một làn sóng từ chức để tránh bị hậu họa bất tín nhiệm hoặc bị điều tra tham nhũng, đến lúc đó, thực sự Đảng biết lấy ai để làm việc?
Thu Phuong – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> “Thí chủ” Trần Lưu Quang đi “hành khất”
>>> Nguyễn Thanh Phượng, bà “song trùm” không ngai
>>> Tổng thờ giặc hay sợ giặc? 17/2, toàn Đảng miệng hóa “hến”.
Ông Thưởng làm Chủ tịch nước ( Người Buôn Gió )