Link Video: https://youtu.be/zxEB2fHBO7U
Thường thì trong bộ máy chính phủ sẽ có một phó thủ tướng là uỷ viên BCT kiêm thường trực. Các phó thủ tướng hiện nay chưa có người nào là uỷ viên BCT sau khi ông Minh từ nhiệm.
Trong các phó thủ tướng, có một suất do thủ tướng đề nghị. Các suất còn lại tuỳ theo Ban Bí Thư, Bộ Chính Trị. Thủ tướng sẽ phối hợp với người phó nào đó, để sau người này sẽ kế nhiệm. Đảm bảo chính sách hay kế hoạch đã vạch ra được tiếp nối, không bị gián đoạn. Người phó ấy có thể là người do thủ tướng chọn, hoặc có thể người do BCT chọn làm ứng cử viên kế nhiệm.
Thời ông Phúc có các phó là Đam, Minh, Huệ, Bình.
Ông Huệ sang khoá 13 làm CTQH. Ông Bình về hưu, còn ông Đam và Minh miễn nhiệm giữa chừng.
Bộ máy chính phủ thời ông Chính hoàn toàn mới từ thủ trưởng đến các phó. Người phó mà ông Chính chọn lựa làm trợ thủ bất ngờ bị một căn bệnh lạ và đến nhiều tháng nay , ông Lê Văn Thành phó thủ tướng phải nằm chữa trị tại Nhật.
Các ông thủ tướng còn lại mỗi ông mang hơi hướng theo một phe
Ông Lê Minh Khái vốn từng làm phó tổng kiểm toán nhà nước. Ông chịu ảnh hưởng của ông Vương Đình Huệ. Ông là phó cho ông Huệ, thời ông Huệ làm tổng kiểm toán.
Ông Trần Hồng Hà người Hà Tĩnh, bộ tài nguyên môi trường, ông chịu ảnh hưởng của của các ông Trương Tấn Sang, Trương Hoà Bình và Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Trần Lưu Quang, Tây Ninh, ông chịu ảnh hưởng của ông Tô Lâm. Bố của ông Tô Lâm từng công tác tại Tây Ninh, có quan hệ mật thiết với nhiều phụ huynh của lứa quan chức Tây Ninh bây giờ, thời còn làm bí thư Tây Ninh, ông Quang rất chịu khó ra Hà Nội để dự những kỷ niệm về ông Tô Quyền, bố của ông Tô Lâm.
Cả ba ông phó, không ông nào ảnh hưởng của ông Chính cả. Có mỗi ông Lê Văn Thành thì bị ai đó hạ độc nằm chờ chết. Phó thủ tướng Thành phụ trách kinh tế, ông đã bộc lộ ý đồ gạt bỏ một số tập đoàn ra khỏi những dự án quan trọng chẳng hạn như sân bay Long Thành và một số dự án khác. Những tập đoàn này đều có những ông kẹ đỡ đầu. Việc ông bị hạ độc có thể dễ hình dung.
Chẳng những 3 ông phó thủ tướng trên không chịu ảnh hưởng của ông Chính, mà trong sâu thẳm của mỗi phe, việc ông Chính bị hạ bệ sẽ sớm cho người của họ tiếp cận chức thủ tướng. Hơn bao giờ hết, họ muốn ông Chính bị mất uy tín và sớm rời khỏi chức vụ này để người của họ tiếp quản.
Khi ông Chính bị hạ, khả năng ông Trần Lưu Quang sẽ tiếp quản, kế đến chức phó thủ tướng thường trực sẽ là ông Lê Minh Khái. Đương nhiên 2 ông này sẽ có suất trong Bộ Chính Trị.
Trước tình hình vị thế của ông Chính chông chênh như thế, các địa phương và bộ ngành cùng với các tập đoàn kinh tế chần chừ, đắn đo với mệnh lệnh của ông Chính, họ ít nhiều sẽ phải nhòm ngó thái độ của các ông phó khác tức những ông kẹ đằng sau các ông phó kia. Hẳn nhiên vai trò của ông Chính không thể mạnh được.
Ý thức được thế yếu của mình giữa một bầy lợi ích nhóm, muốn làm được việc không thể không chiều lợi ích của các nhóm, nhưng nếu lợi ích của nhóm xâm hại lợi ích phát triển của đất nước, nhân dân thì sao?
Ông Chính đưa ra lời đề nghị rất khẩn khoản, đó là lợi ích phải hài hoà, rủi ro chia sẻ. Nếu một bên mà được cả, bên kia thua thì không thể là hợp tác.
Ý ông muốn các nhóm lợi ích nghĩ đến lợi của mình, thì cũng phải nghĩ đến cái lợi của đất nước, nhân dân mà ông là người đại diện.
Một quan điểm, một đề nghị khó thực thi. Khác nào đề nghị bọn sói chia sẻ lợi ích với bầy cừu. Các nhóm lợi ích chỉ cần thịt được nhanh dự án nào hay dự án đó. Có tiền chia nhau, mua nhà nước ngoài, gửi con cái đi, mua quốc tịch nước khác. Ăn chắc trong tay cái đã, còn sau này đất nước khó khăn thế nào họ đâu cần phải quan tâm.
Chưa kể phân chia lợi ích giữa những con sói trong bầy cũng là cả vấn đề, liệu chúng có chịu nhường cho con này ăn trước, rồi mình ăn sau không? Cơ chế, thể chế như hiện nay, con nào cũng muốn mình ăn no trước cái đã.
Mời các bạn đón đọc phần 3 để biết thêm hiện tình đất nước.
Người Buôn Gió