Con người ông Đỗ Hữu Ca xưa nay vẫn thế, vẫn là một con người bất chấp pháp luật. Vụ án tấn công cướp đất nhà anh Đoàn Văn Vươn cách đây 11 năm là trường hợp trắng trợn chà đạp lên luật pháp. Đến khi ông Đỗ Hữu Ca bị ông Đinh Văn Nơi tóm cổ, ông Ca đã là một kẻ tội phạm chuyên nghiệp. Cả hai trường hợp trên đều nói về một bản chất, một con người, nhưng khác nhau về hoàn cảnh. Trước đây, với vai trò là Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, ông Đỗ Hữu Ca cầm trên tay luật pháp. Còn ngày nay, khi đã hết quyền lực, ông bị người khác dùng luật pháp săn ông.
Thời còn làm Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng là Đại biểu Quốc hội của thành phố Hải phòng, đại diện cho khu vực huyện Tiên Lãng. Trước khi có “cú đánh đẹp” của ông Tướng Công an Đỗ Hữu Ca, thì việc tranh chấp đất đai gay gắt giữa ông Đoàn Văn Vươn và chính quyền huyện Tiên Lãng đã âm ỷ. Tuy nhiên, với vai trò là Đại biểu Quốc hội đại diện cho khu vực này, ông Nguyễn Tấn Dũng làm lơ không xem xét vấn đề này.
Vụ cưỡng chế nhà ông Đoàn Văn Vươn diễn ra, phía chính quyền đã huy động cả Quân đội và Công an, trong đó, ông Đỗ Hữu Ca trực tiếp chỉ huy trận đánh. Kết quả là, phía anh em ông Đoàn Văn Vươn bị bắt và nhà cửa bị san phẳng.
Sau vụ cưỡng chế đất của ông Đoàn Văn Vươn, giới luật sư phân tích, việc cưỡng chế đầm tôm của ông Vươn là sai, vì nó “xuất phát từ quyết định thu hồi sai”. Đấy là những ý kiến có căn cứ pháp lý chặt chẽ không thể chối cãi được.
Sau khi vụ việc xảy ra, giới luật sư đã phân tích rõ, thì 5 ngày sau, ông Nguyễn Tấn Dũng cho triệu tập cuộc họp với các bộ ngành, ông Nguyễn Tấn Dũng kết luận, các quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 ha đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, đều trái luật và yêu cầu sớm khởi tố, điều tra cán bộ đã chỉ đạo phá nhà ông Vươn.
Việc làm này của ông Nguyễn Tấn Dũng được cho là mị dân, ông chỉ vuốt đuôi dư luận, như thể là ông đứng về phía công lý vậy, nhưng thực chất không phải vậy. Bằng chứng là những người đã tấn công phá nhà chỉ bị truy tố mang tính chiếu lệ. Truy tố nhằm minh họa cho lời mị dân của ông Dũng thôi, bởi các bị cáo này được hưởng các mức án treo mang tính tượng trưng mà thôi.
Việc một hộ dân mâu thuẫn với cả chính quyền cấp huyện và ý đồ của Công an tỉnh sắp tấn công một hộ dân cướp đất, thì ông Nguyễn Tấn Dũng không thể không biết. Với vai trò là Đại biểu Quốc hội giám sát việc thực thi pháp luật của chính quyền địa phương tại Tiên Lãng, ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu kiểm tra quy trình thực thi luật pháp ở đây không được sao? Đặc biệt, ông Dũng là đương kim Thủ tướng, nếu ông có ý chặn vụ chính quyền địa phương phạm pháp, thì chính quyền không nghe được sao?
Ông Nguyễn Tấn Dũng thời đó có quyền lực khuynh đảo. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng chẳng làm gì được ông, chứ nói gì đến một Giám đốc Công an thành phố nhỏ bé? Trong vụ việc này, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ngó lơ, và nhờ đó mà Đỗ Hữu Ca mới dám manh động. Vụ tiên lãng, không thể thiếu trách nhiệm của ông Nguyễn Tấn Dũng với vai trò Thủ tướng và Đại biểu Quốc hội.
Ngày đấy, Đỗ Hữu Ca làm bậy được hệ thống báo chí hùa theo ủng hộ, chỉ có báo chí ngoài luồng mới phản đối, và hầu hết những bài phản đối này đều bị chính quyền ngăn chặn. Tuy nhiên, vì chính quyền sai quá rõ ràng nên không thể bịt được, và cuối cùng, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng lên báo nói “đạo lý”.
Theo nguồn tin riêng cho Thoibao.de biết, ông Đỗ Hữu Ca đã xây dựng mối quan hệ đến Trung ương từ thời ông còn làm Giám đốc Công an thành phố, để sau đó, khi ông về vườn thì dùng mối quan hệ đó làm ăn kiếm tiền. Tuy nhiên, vì máu “tướng cướp” nổi lên, nên ôm tiền của khách hàng rồi quỵt không chịu trả. Chẳng may, kẻ mà bị Đỗ Hữu Ca quỵt tiền cũng thuộc hàng hổ báo, nên Đỗ Hữu Ca bị triệt.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://vnexpress.net/chinh-quyen-sai-toan-dien-trong-vu-tien-lang-2222318.html