Hóa ra VinFast là “hồn trương ba da hàng thịt”

Ngày 23/2, trên mạng dậy sóng lời phát biểu của ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), cho biết: “Trên một chiếc ô tô hiện nay có hơn 20.000 chi tiết linh kiện, cần tới hơn 200 mã kim loại. Hiện nay các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thể chế tạo được một mã kim loại nào trong tổng số 200 mã đó. Chúng ta chỉ mới làm được cái ốc vít bắt biển số xe”.

Tại buổi hội thảo chuyên ngành công nghiệp phụ tùng và dịch vụ ô tô Automechanika 2023, ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), cho biết, sản lượng tiêu thụ ô tô tại Việt Nam chưa đạt mức trung bình 500.000 xe/năm, các sản phẩm chủ yếu đến từ việc nhập khẩu và lắp ráp. Vì vậy, khiến nền công nghiệp ô tô Việt Nam chưa thể kiện toàn.

Việt Nam chẳng làm gì ngoài con ốc bảng số

Câu chuyện mà Việt Nam không sản xuất được con ốc vít đã được khẳng định từ hàng chục năm trước. Tuy nhiên, lời nhận xét thẳng thắn này đã vấp phải nhiều người mang nặng tư duy “tự hào quá Việt Nam ơi”. Họ đã không thể chấp nhận thực tế, mà tìm cách để bào chữa. Có người còn nói rằng, chúng ta sản xuất con ốc vít để làm gì? Ý họ là Việt Nam có thể làm được điều vĩ đại hơn, lớn hơn nhiều con ốc. Tuy nhiên, điều đơn giản là sản xuất cho được con ốc đúng tiêu chuẩn thì vẫn chưa thể làm được, thì Việt Nam làm nên việc gì lớn đây?

Khi ông Phạm Nhật Vượng bắt tay làm ô tô, nhiều ý kiến cho rằng, ông Phạm Nhật Vượng sẽ không thể. Tuy nhiên, một số người, kể cả những nhân vật được cho là am hiểu về kinh tế, lại cho rằng, ông Phạm Nhật Vượng là doanh nhân vĩ đại, ông Vượng bỏ tiền ra mua sự thành công của người khác, không cần phải đi từng bước. Họ tung hô ông Phạm Nhật Vượng “đi tắt đón đầu”, vượt xa những doanh nghiệp đi từng bước như Toyota, Honda, Hyundai vv… Tuy nhiên, nhận xét đó cho đến nay đã bị “lố”, bởi ông Phạm Nhật Vượng còn không thể xây dựng thương hiệu cho VinFast.

Hào quang thành công của ông Phạm Nhật Vượng ở mảng bất động sản đã tỏa ra, làm cho các nhân vật có tiếng tăm trên mạng xã hội đã cảm tính nhận xét, thay vì dùng lý trí. Họ không nhìn được bản chất độc tài, dùng bài của Cộng sản để làm giàu trên đất Cộng sản, khi ra thị trường thế giới, VinFast của Phạm Nhật Vượng vi phạm vào điều cơ bản nhất, đấy là chữ tín trong chiến lược xây dựng thương hiệu.

Sau khi dùng “lòng yêu nước” lừa khách hàng một thời gian, giờ đây VinFast đã bị chính khách hàng từng trung thành vô điều kiện với họ phải quay lưng. Sự dối trá của VinGroup nói chung và VinFast nói riêng ngày một lộ liễu, khiến cho khách hàng mất đi sự kiên nhẫn. Khi khách hàng trung thành nhất cũng trở nên né VinFast, thì xem như VinFast đến hồi “tàn đời”.

Trở lại câu chuyện của ông Phan Đăng Tuất, thì câu nói này đã gián tiếp xác nhận, xe VinFast không có gì là thực sự của Việt Nam. Có chăng chỉ là con ốc gắn biển số. Vì vậy lời đồn lâu nay rằng, VinFast tuy mang thương hiệu Việt, nhưng thiết bị bên trong của nó chẳng có gì là của Việt Nam. Vậy thì người ta đặt câu hỏi rằng, trên chiếc VinFast thì những chi tiết nào thực sự là của VinFast đây?

Việc nhập linh kiện từ nước ngoài rồi lắp ráp, thì rõ ràng, hàng loạt doanh nghiệp ở Việt Nam đã làm được điều đó, và có thể nói rằng, họ làm rất tốt. Tuy nhiên, họ lắp ráp nhưng vẫn mang thương hiệu nước ngoài, chứ không gắn thương hiệu Việt lên trên đấy.

“Hồn Trương Ba da hàng thịt” là thành ngữ tiếng Việt, ý nói sản phẩm mang thương hiệu này, nhưng ruột thì mang thương hiệu khác, và có lẽ VinFast cũng như thế. Với cái hồn bên trong hầu hết không phải của Việt Nam, VinFast đã gieo vào đầu những kẻ “tự hào quá Việt Nam ơi” sự hoang tưởng đáng thương hại. Một sản phẩm có ruột được vay mượn, cộng với cách làm thương hiệu kiểu tự diệt thì xem ra, VinFast chẳng thể tồn tại được.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp )

Link tham khảo:

https://vietbao.vn/chu-tich-vasi-chung-ta-moi-chi-san-xuat-duoc-cai-oc-vit-bien-so-xe-o-to-412903.html