Từ “đòn bẩy” là thuật ngữ trong ngành kinh tế, có nhiều loại đòn bẩy như: đòn bẩy tài chính, đòn bẩy marketing, đòn bẩy công nghệ, đòn bẩy đào tạo… Riêng đòn bẩy về tài chính được hiểu đơn giản là việc sử dụng vốn vay để đầu tư, thay vì dùng vốn của chủ sở hữu. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng tốt và khôn ngoan thì sẽ thành công, nếu sử dụng không tốt thì nó sẽ trở thành cái bẫy đập nát doanh nghiệp. Hơn nữa, việc đi vay quá mức sẽ dẫn đến mất kiểm soát, vay nhiều thì áp lực trả nợ lớn và lãi vay cũng lớn.
Ngày 22/2, trên báo CafeF có đăng bài viết: “Nguồn cơn của khủng hoảng thanh khoản Novaland: Cuộc phiêu lưu sử dụng đòn bẩy quá cao để thổi to tài sản và rủi ro pháp lý của những đại dự án 1.000ha”. Đến bây giờ, khi mà thị trường bất động sản bị đóng băng, không biết đến bao giờ mới tan, thì khối nợ mà Novaland đang gánh là quá lớn. Tiền lãi thì cứ sinh ra hằng ngày, nhưng công việc kinh doanh thì bị chết kẹt, không thể đẩy hàng và không thể huy động vốn mới để trả vốn vay. Vấn đề thanh khoản trở thành áp lực khủng khiếp đối với ban lãnh đạo tập đoàn.
Vấn đề khủng hoảng thanh khoản của Novaland bắt đầu được nhắc đến nhiều vào cuối năm ngoái, đỉnh điểm là khi cổ phiếu NVL giảm sàn hàng chục phiên liên tiếp. Cho đến nay, khoảng 5 tỷ USD giá trị vốn hóa của công ty này đã bị thổi bay, tương ứng mức giảm hơn 80%. Chuyên gia kinh tế cho rằng, Novaland đã quá mạo hiểm khi dùng đòn bẩy tài chính quá cao, để thổi cho quy mô doanh nghiệp lớn lên, và giờ họ phải trả giá vì những gì họ đã làm. Bài báo cho biết, hiện nay cứ 6 đồng tài sản thì hết 5 đồng là từ nợ. Như Thoibao.de phân tích ở bản tin trước, tình hình Novaland hiện nay như là bệnh nhân đang thở oxy.
Có người ví von rằng, ông Bùi Thành Nhơn dùng đòn bẩy quá lớn so với tiềm lực, ông mạo hiểu đu đòn bẩy và giờ đây, đòn bẩy đang quật ông cắm đầu. Thế của ông Bùi Thành Nhơn không còn là “cưỡi đòn bẩy” nữa, mà giờ đang mắc kẹt vào trong mớ lùng bùng của đòn bẩy. Chân thì dính đòn bẩy còn đầu thì chúi xuống đất, và đang bị treo tòng teng không biết cắm đầu xuống đất lúc nào.
Thường thì một khi đã nói đến Novaland mà không nói đến VinGroup là thiếu sót. VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng được xác định là cũng dùng đòn bẩy tài chính lớn không khác gì ông Bùi Thành Nhơn. Dù ông Vượng đã ép cho các báo rút bài, nhưng không thể xóa hết được tin tức. Tình hình tài chính của VinGroup là vốn vay lên đến 285% vốn chủ sở hữu. Mức đòn bẩy này được xem là rất cao. Với tình hình kinh doanh ảm đạm như hiện nay thì Phạm Nhật Vượng đang bị đòn bẩy này vật thực sự.
Cho đến nay, nhiều người không hiểu, với tốc độ lỗ hàng tỷ đô la mỗi quý, không biết ông Phạm Nhật Vượng xoay sở bằng cách nào. Thị trường trái phiếu giờ này như cạm bẫy, Chính quyền đang muốn đại phẫu thị trường chứng khoán mà không biết đại phẫu như thế nào. Họ còn rất nhát tay, không dám đánh sập những ông lớn như VinGroup, Novaland, Sun Group vv… vì sợ nó làm nền kinh tế sụp đổ. Tuy nhiên, nếu nuông chiều những doanh nghiệp này thì cũng rất nguy hiểm, quả bom không nổ ngay hôm nay thì ngày sau cũng nổ.
Thời kỳ vốn rẻ, nguồn vay dễ dãi đã qua. Thời kỳ nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin cũng đã qua. Các nhà đầu tư đã bị FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát và hiện nay là Tập đoàn địa ốc Sunshine lừa, đang ngày một lộ rõ. Người thiệt hại nặng nhất là nhà đầu tư chứ không ai khác. Cho nên, đã có tiền, không am hiểu, mà lại dễ bị nghe lời dụ dỗ của các doanh nghiệp thì chỉ có mất trắng. Có tiền nên giữ tiền, đừng dễ tin người rồi bị mất trắng.
Tình hình của Novaland hiện nay là kéo dài tuổi thọ được ngày nào hay ngày đấy. Tình hình của VinGroup thì cũng chẳng khá hơn là bao, ông Phạm Nhật Vượng đang vái tứ phương mà vẫn chưa thấy phương nào nghe thấy được. Xem ra VinGroup cũng chẳng khác mấy Novaland.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: