Bất chấp bức tranh kinh tế Việt Nam có những con số đẹp, tăng trưởng GDP năm 2022 là 8,02%, một con số cao kỷ lục, còn cao hơn cả những năm trước dịch. Việc thống kê của chính quyền Cộng sản bị giới phân tích nghi ngờ, bởi nó đi ngược với thực tế đang diễn ra cho cả người dân lẫn giới doanh nghiệp.
Năm 2023 tình hình kinh tế Việt Nam ngập trong khủng hoảng, hàng loạt doanh nghiệp lao đao, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản. Cả thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán đều gặp vấn đề nghiêm trọng. Thị trường chứng khoán được xem là thước đo sức khỏe của nền kinh tế và là thị trường vốn cho các đại gia.
Sau nhiều thập kỷ để quá nhiều lỗ hổng, giờ đây Đảng Cộng sản muốn diệt sâu bọ để làm sạch thị trường này, nhưng họ vẫn còn đang nương tay, chỉ mới tóm có 3 con cá mập hạng trung, đó là Đỗ Anh Dũng, Trịnh Văn Quyết và Trương Mỹ Lan. Dự đoán là trong thị trường chứng khoán còn rất nhiều con cá mập cần phải diệt, bởi không diệt thì cả thị trường chứng khoán lẫn thị trường bất động sản phát triển lệch lạc.
Ở mảng bất động sản, VinGroup đang là cá mập lớn nhất. Ông Phạm Nhật Vượng đã không lượng sức mình khi ông nhảy qua mảng công nghệ. Mảng này đòi hỏi chất xám, chất lượng, chứ không như mảng địa ốc. Ông Vượng đang hụt hơi chưa biết xoay sở như thế nào để có tiền cho VinFast đốt. Hiện nay tiền đã cạn, nhưng ông Phạm Nhật Vượng chưa tỏ ra là “con bệnh” ung thư đã đến giai đoạn cuối. Ông Vượng đang cố ém bệnh khá tốt.
Tiền được xem là năng lượng nội tại của một doanh nghiệp, khi năng lượng cạn thì doanh nghiệp cũng “tắt thở”, không khác gì một cơ thể sinh học. Cơ thể VinGroup đang dần cạn năng lượng, nó không biết vơ đâu ra tiền, trong khi đó, hàng tồn kho thì rất nhiều. Tồn kho bất động sản lên đến 66 ngàn tỷ đồng, tương đương với 2,7 tỷ đô la và ông Vượng đã lập ra công ty VMI để giải quyết đống hàng tồn này. Còn tồn kho ô tô thì không hề ít, mới đây, ông Phạm Nhật Vượng cho thành lập công ty GSM để giải quyết hàng tồn kho cho VinFast. Ông Vượng lập ra 2 công ty này là để vét được đồng nào hay đồng đó của hai loại hàng đang tồn kho khủng.
Tuy năng lượng đang cạn, nhưng ông Phạm Nhật Vượng vẫn đang ém bệnh cho Vin. Cho tới lúc này, người ta vẫn chưa thấy hiện tượng tháo chạy hàng loạt. Nguyên nhân là VinFast cũng đang nuôi hy vọng kiếm được ít vốn từ hồ sơ IPO đã nộp lên Sở Giao dịch Chứng khoán Mỹ. Nói chung, Vin của ông Vượng cũng còn được một cái phao, mặc dù cái phao này rất mong manh.
Một đại gia bất động sản khác cũng là tỷ phú đô la trong danh sách Forbes với ông Vượng, nhưng tình hình Novaland của ông Bùi Thành Nhơn hiện nay khốn đốn hơn nhiều. Ở thị trường vốn trong nước, ông Bùi Thành Nhơn cũng không biết cạy đâu ra cho đủ tiền, ít nhất là cho đến lúc này, để hãm đà lao dốc của Novaland. Tình hình thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản là tình hình chung. Việc huy động vốn trong nước đối với VinGroup của ông Phạm Nhật Vương hay NovaGroup của ông Bùi Thành Nhơn cũng chẳng khác nhau là mấy. Cái khác nhau đó là, ông Bùi Thành Nhơn không có cái phao hy vọng nào từ thị trường vốn quốc tế mà thôi.
Vì chẳng còn cái phao nào nên Novaland của ông Bùi Thành Nhơn đang trổ bệnh rất rõ. Mới đây, cổ đông lớn thứ 2 của Novaland là Công ty Cổ phần Diamond Properties đã tống khứ 1 triệu cổ phiếu NVL để đào tẩu khỏi con tàu sắp chìm Novaland. Như vậy, nếu có ngày tàn thì có lẽ Novaland sẽ đến ngày tàn trước VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng.
Cả Novaland và VinGroup đều là những doanh nghiệp kém bền vững. Chủ yếu chỉ dựa vào chính trị và phất lên, đó là doanh nghiệp không bền vững. Dù đang ém bệnh rất tốt, nhưng ngày VinGroup “lăn đùng ra” tắt thở chỉ là vấn đề thời gian. VinGroup khó thoát kiếp nạn.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: