Đời không bằng phẳng, doanh nghiệp có lúc thịnh lúc suy. Với những doanh nghiệp tử tế, khi thịnh họ xây dựng thương hiệu để tạo chỗ đứng, khi khó khăn, chính thương hiệu sẽ cứu họ. Bài học Honda tại Việt Nam là một bài học đầy giá trị, không biết ông Phạm Nhật Vượng có rút ra được bài học hay không?
Vào những năm 2000, tại Việt Nam, xe máy Honda bị xe máy Trung Quốc đánh cho tơi tả trong suốt hơn thập kỷ. Có lúc lượng xe máy được bán ra ở Việt Nam, cứ 10 chiếc thì hết 9 chiếc là xe Trung Quốc. Trung Quốc đánh vào Honda bằng chiến lược giá. Vì quá rẻ, xe Trung Quốc áp đảo. Đấy là thời kỳ khó khăn với nhà sản xuất xe máy Nhật. Tuy nhiên, dù xe máy Trung Quốc tràn lan, nhưng vẫn có lượng khách hàng ổn định trung thành với xe Nhật. Và đó là giá trị của thương hiệu.
Tại Pháp, có những hãng rượu tồn tại hơn 100 năm, trải qua 2 cuộc thế chiến, nhưng họ vẫn tồn tại. Nguyên nhân là lúc khó, chính thương hiệu đã níu kéo một lượng khách hàng ổn định, trung thành với hãng, và nhờ đó, có lúc suy nhưng họ không tàn.
Trở lại câu chuyện VinFast, ông Phạm Nhật Vượng được thể chế chính trị độc tài Cộng sản mang lại thành công vang dội ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ông Phạm Nhật Vượng đã nhầm lẫn, rằng ông thắng ở Việt Nam thì cũng sẽ thắng trên thị trường thế giới. Và việc đổ tiền ra để xây dựng thương hiệu VinFast với tham vọng là thương hiệu toàn cầu, là một nước đi liều lĩnh và không biết lượng sức.
Cho đến nay, ông Phạm Nhật Vương đang chứng tỏ bản thân ông không hề biết xây dựng thương hiệu như những thương hiệu toàn cầu đã làm. Ông cho xuất khẩu văn hóa hối lộ báo chí và đã bị báo chí quốc tế vạch mặt. Ông đã quảng cáo sản phẩm không đúng với thực tế vv… nói chung, phong cách của doanh nghiệp này rất giống Cộng sản. Vẫn nói dối kiểu ban tuyên giáo khi quảng cáo, vẫn hành xử độc tài với khách hàng, đặc biệt là khách hàng trong nước. Vẫn không chú tâm vào phát triển chất lượng mà chỉ tăng cường quảng cáo dối trá. Với cách làm thương hiệu như vậy, khi ra thị trường quốc tế, VinFast chết từ trong trứng nước là điều dễ hiểu.
Khi thương hiệu không có, thời suy ập đến, không ai trung thành với những loại thương hiệu hách dịch, chèn ép khách hàng như thế. Lúc này, khủng hoảng kép đang ập đến với VinGroup. Hàng bất động sản thì tồn kho nhiều tỷ đô la không bán được, vậy thì, nguồn lợi tức từ đâu để nuôi VinFast? Xe ô tô thì cũng tồn kho, không còn chỗ chứa, đến lúc ông Vượng phải thành lập công ty cho thuê xe để gỡ gạc. Mà lại còn cả đống tiền đang chôn trong đất dưới dạng “hàng tồn kho”.
Thương hiệu kém, khách hàng quay lưng. Hàng tồn kho quá nhiều, vậy thì ông Phạm Nhật Vượng xây thêm nhà máy VinFast tại Mỹ để làm gì? Để tiếp tục đốt tiền hay sao? Việc Mỹ cấp giấy phép xây dựng nhà máy cho VinFast chưa chắc gì đó là tin mừng, mà có thể là tin xấu, bởi chính giấy phép này nó phơi bày tình trạng đuối vốn của Tập đoàn VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng.
Ngày 10/3, báo chí trong nước cho hay, VinFast hoãn vận hành nhà máy sản xuất xe điện tại Mỹ đến năm 2025. Được biết, từ tháng 3 năm ngoái, VinFast đã thông báo kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện, trị giá 4 tỷ USD, trên khu đất rộng 712 ha ở Hạt Chatham, Bắc Carolina và nhà máy sẽ đi vào vận hành từ tháng 7/2024. Tuy nhiên, tình hình IPO trên thị trường chứng khoán Mỹ vẫn chưa có kết quả khả quan. E rằng khó mà huy động được vốn khi mà nhà đầu tư Mỹ họ là những nhà đầu tư thông minh hơn Việt Nam.
Việc hoãn xây nhà máy cho thấy, IPO sẽ không thuận lợi và VinFast thì đang cạn vốn. E rằng, VinGroup sẽ sụp trước khi nhà máy VinFast tại Mỹ được xây.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: