Ghế Chủ tịch nước vôn là ghế hữu danh vô thực. Việc đùn đẩy nhau giữa ông Tô Lâm và ông Võ Văn Thưởng đã nói lên tất cả, ghế Chủ tịch nước hữu danh vô thực không ai muốn ngồi. Cũng vì không có thực quyền nên không có khả năng chống đỡ, cho nên ông Trần Đại Quang mới thiệt mạng và ông Nguyễn Xuân Phúc mới bị đá văng.
Ông Võ Văn Thưởng là một phụ tá cho ông Trọng, điều đó ai cũng biết. Ông Thưởng ngồi vào ghế Chủ tịch nước thì quyền lực cũng chẳng khá hơn ông Nguyễn Xuân Phúc trước đây. Khác chăng là ông Thưởng được ông Nguyễn Phú Trọng ủng hộ, còn ông Nguyễn Xuân Phúc thì bị ông Nguyễn Phú Trọng xem là “cái gai trong mắt”.
Trước khi bị truất phế, có giai đoạn ông Nguyễn Xuân Phúc đi công tác bất kỳ nơi đâu cũng bị Phan Đình Trạc kè kè theo sau như là giám sát. Ông Phan Đình Trạc đi theo với danh nghĩa là Phó Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Xuân Phúc là Trưởng ban. Khi ông Nguyễn Xuân Phúc đi viếng cố Thủ tướng Nhật Abe cũng bị tước bỏ quyền được sử dụng máy bay công vụ. Nói chung, ông Nguyễn Xuân Phúc bị tấn công nhưng ông lại không có khả năng tự vệ.
Có lẽ trường hợp ông Võ Văn Thưởng khác với ông Nguyễn Xuân Phúc bởi ông Thưởng không có kẻ thù quá lớn như ông Phúc, mà ngược lại, ông Thưởng lại có người đỡ đầu quá mạnh. Chính vì thế, ông Thưởng hoàn toàn có thể dùng cách “cáo mượn oai hùm” để thị uy. Và chỉ có như thế thì ông Võ Văn Thưởng mới không bị người khác kinh thường như ông Nguyễn Xuân Phúc đã từng bị.
Sau 10 ngày ngồi lên ghế ế, ông Võ Văn Thưởng lần đầu xuất quân tiến vào Sài Gòn. Với danh nghĩa là dự và chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc tại TP. HCM. Đi theo ông Thưởng toàn là những tai to mặt lớn như: ông Lê Khánh Hải – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; ông Phạm Hoài Nam – Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Trần Việt Khoa- Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Hải Hưng – Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội.
Như vậy là, tháp tùng ông Võ Văn Thưởng có cả bên quốc phòng và Quốc hội. Tiếp đón ông Võ Văn Thưởng thì cũng phải hùng hậu tương xứng. Bên phía Quân khu 7 có ông Nguyễn Trường Thắng – Trung ướng Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7. Phía chính quyền TP. HCM có ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP. HCM; ông Phan Văn Mãi – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. HCM; Bà Nguyễn Thị Lệ – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội Đồng Nhân dân TP. HCM; ông Nguyễn Hồ Hải – Phó Bí thư Thành ủy TP. HCM.
Khác với người tiền nhiệm đi đâu cũng bị giám sát, thì lần này, ông Võ Văn Thưởng kéo hùng binh vào Nam, cho thấy, ông Thưởng đang được nhiều người bâu theo, muốn kéo quan hệ gần gũi.
Vậy thì tại sao giữa ông Võ Văn Thưởng và ông Nguyễn Xuân Phúc có sự khác nhay xa đến thế? Đấy chính là cái uy của ông Nguyễn Phú Trọng. Là người được ông Nguyễn Phú Trọng dọn đường nên ai cũng muốn bám theo ông Thưởng. Có thể ông Võ Văn Thưởng không đủ quyền lực để ban tước, ban bổng lộc, nhưng ý kiến của Võ Văn Thưởng với Nguyễn Phú Trọng có trọng lượng không nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Nên là cánh tay nối dài của ông Trọng thì quá rõ ràng, nhưng còn ông Phan Văn Mãi? Ông này cũng cần bắc cầu đến với ông Tổng Bí thư để an toàn hơn, hoặc có cơ hội lớn hơn. Mà tiếp xúc với ông Tổng Bí thư đâu phải dễ, tiếp xúc rồi mở lời cũng không dễ. Ông Võ Văn Thưởng dù sao cũng là người miền Nam, trẻ, và ông dễ nâng đỡ người miền Nam hơn.
Xem ra, Võ Văn Thưởng không hề yếu dù chức chỉ là hữu danh vô thực. Nếu Võ Văn Thưởng đối đầu với Phạm Minh Chính thì ông có thể gây khó khăn không nhỏ cho Thủ tướng.
Thu Phương – Thoiboa.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: