Ông Tổng đánh chuột, chuột cống lỳ lợm, chuột nhắt “tự treo”

Ông Nguyễn Phú Trọng có câu nổi tiếng “đánh chuột đừng để vỡ bình”. Có người nói vui rằng, chuột cống phe ông Tổng vốn được ưu ái nên đã mấp trong bình quý, làm sao ông Tổng dám đập bình đánh chuột cho được?

Chuột thì có 2 loại, chuột nhắt và chuột cống. Chuột nhắt thấy mèo thì lao chạy bán sống bán chết, còn chuột cống có khi còn to hơn con mèo nên chúng chẳng sợ. Việc đánh chuột của ông Trọng, cho đến nay là đánh tất, đánh cả chuột nhắt lẫn chuột cống.

Ông Trọng đánh chuột, tránh vỡ bình

Thói quen của ông Trọng là, muốn đánh chuột cống thì phải triệt chuột nhắt trước. Vụ Việt Á bắt đầu từ các CDC các tỉnh và từ đó mới bùng nổ về Trung ương. Cho đến nay, nhiều vu án cũng theo khuôn mẫu như thế. Và khi đánh chuột, không ít “chuột nhắt” đã phải tự vẫn.

Thực ra mà nói, khi vụ việc vỡ lở, thường thì các sếp hay đổ lỗi cho cấp dưới để chạy tội. Thời ông Đinh La Thăng làm Bí thư Thành ủy TP. HCM, ông thường ủy quyền cho cấp phó ký những dự án mà ông thấy có mùi. Vì là cấp dưới, Tất Thành Cang thay mặt Thành ủy ký và đã dính tù. Đinh La Thăng không bị truy cứu những vụ án liên quan đến Tất Thành Cang, vì ông ta đã né trước, nhưng ông Thăng cũng không thoát ở vụ án khác.

Tầm như Tất Thành Cang, Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà vv.. là chuột cống chứ không phải chuột nhắt. Những người này làm chính trị lâu năm, leo cao nên không dại gì lại “tự vẫn” được. Cùng lắm, khi bị bắt vào tù, ở hết án là ra tù. Những người này tiền rất nhiều, còn nhiều cơ hội để hưởng thụ, không việc gì phải tự vẫn. Tuy nhiên, cũng có cái chết của chuột cống ngay trong tù, đấy là đám mây mù phủ lên vụ án. Như vụ ông Trần Bắc Hà, người nắm tài chính của phe Nguyễn Tấn Dũng, đã bất ngờ tử vong khi đang tạm giam. Người ta nghi ngờ ông này bị ra tay hơn là tự vẫn, hoặc bị chết do bệnh. Trò chơi chính trị là thế. Cái chết của ông Phạm Quý Ngọ cũng khá giống với ông Trần Bắc Hà.

Đinh La Thăng, Nguyễn Đức Chung, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long là những con chuột lớn, hầu hết đều chấp nhận ở tù. Chẳng thấy quan chức cấp cao nào tự vẫn, ngược lại, quan chức ở cấp cơ sở tự vẫn nhiều hơn.

Ngày 4/3 vừa qua, báo chí trong nước đưa tin, ông Trần Văn Minh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ bị chết tại bệnh viện do “đột quỵ”. Tuy nhiên, trong kết luận của bác sỹ thì không nhắc gì đến “đột quỵ”, mà họ chỉ kết luận ông Minh đã chết, trạng thái “ngưng tim, ngưng thở”. Ngoài ra, báo Tuổi Trẻ còn cho biết, Công an đang điều tra cái chết của ông Minh. Nếu chính xác là bệnh viện kết luận chết vì đột quỵ thì Công an sẽ không điều tra. Cái chết của ông Trần Văn Minh được cộng đồng mạng đồn rằng, ông này đã treo cổ tự tử.

Ngày 14/3, báo VTC cho biết, ông Phan Văn A, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh, được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ. Không biết lý do gì, nhưng treo cổ tự kết liễu cuộc sống là cách làm của người yếu đuối không dám đối diện với thực tế.

Trong một rừng chuột mà ông Nguyễn Phú Trọng muốn đập, những kẻ ở tầng cao thường là tội nặng hơn, nhưng họ biết cách chạy tội. Họ có đủ ma mãnh, đủ quyền lực để đổ trách nhiệm cho cấp dưới. Hầu hết các quan chức cấp cao bị bắt là không oan, tuy nhiên, chuyện quan chức cơ sở bị cấp trên đổ oan là không hề ít. Gặp trường hợp yếu tâm lý thì rất có thể họ sẽ làm điều dại dột.

Quan chức cấp cơ sở tự vẫn

Tham quyền, tham tiền cộng thêm một bộ máy đầy lỗ hổng tạo điều kiện cho quan chức làm sai để làm giàu. Ai cũng làm thế, khi ông Nguyễn Phú Trong vung roi thì tất cả nháo nhào chạy trốn, kẻ nào trốn không kịp thì bị bắt, có kẻ chịu không nổi áp lực thì tự vẫn. Âu cũng là cái quả mà quan chức phải nhận lãnh.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://vtc.vn/pho-chi-cuc-thue-o-ha-tinh-chet-trong-tu-the-treo-co-tai-tru-so-ar748050.html