Trải qua nhiều thế hệ, trong nội bộ Đảng Cộng sản luôn chiến nhau một cách tàn khốc. Vì quyền lợi về quyền lực, vì quyền lợi về miếng ăn, đồng chí này triệt hạ đồng chí kia.
Theo như chúng tôi được biết, trong Đảng không hề có sự công bằng. Kẻ bất tài nhưng giỏi nịnh hót luôn có cơ hội để leo cao, còn người ngay thẳng, chính trực, thì không có đất sống. Thậm chí, trong những kẻ nịnh hót ấy cũng không công bằng, kẻ nào nịnh hót giỏi hơn thì được sủng ái hơn.
Trong môi trường đa đảng, người ta sẽ cạnh tranh nhau một cách công bằng hơn. Người giỏi được trọng dụng, kẻ nịnh hót không có đất sống. Cho nên, trong một chính quyền đa đảng, người ta hạn chế việc chèn ép nhau, triệt hạ lẫn nhau. Nếu ai ra tay triệt hạ người khác, sẽ có luật pháp trừng trị. Nếu quan chức Cộng sản có được chút hiểu biết, họ sẽ không bị hàm oan bởi đồng chí mình, như trong sân chơi độc đảng. Tuy nhiên, vì hầu hết quan chức Cộng sản đều bị ngộ độc Mác Lênin, nên họ không nhận ra điều này.
Ở thượng tầng, gần như không ai đủ lực để ngăn cản bàn tay tàn sát đồng chí của ông Nguyễn Phú Trọng. Cũng là ủy viên Bộ Chính trị, nhưng kẻ thì bị tống vào tù như Đinh La Thăng, còn kẻ thì nhởn nhơ như không chuyện gì xảy ra, cho dù là ông Tô Lâm từng dính vào thương vụ Mobifone mua AVG đình đám một thời. Hay nói đâu xa, cũng là ủy viên Bộ Chính trị, cũng phạm tội vô cùng nghiêm trọng, nhưng số phận Đinh La Thăng và Lê Thanh Hải hoàn toàn khác nhau.
Sự khác nhau về số phận đấy là do cách chọn phe khác nhau. Đồng chí nào ở phe mạnh thì bình an và thậm chí có quyền chèn ép đồng chí phe khác. Đó là luật chơi theo đúng nghĩa “rừng rú”, vì nó là luật của kẻ mạnh, chứ không phải luật của công lý, của lẽ phải.
Có người ví von rằng, Đảng Cộng sản như là một cái lồng, nó nhốt các đồng chí trong một chuồng, và đồng chí nào cũng mang đầu óc hận thù, ganh ghét, thích chà đạp người khác. Đó là những đầu óc độc hại, bị nhiễm từ một chủ thuyết độc hại.
Trong cái chuồng này, tuy các đồng chí hô khẩu hiệu “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”, nhưng đó chỉ là những lời sáo rỗng. Thực chất, trong cái chuồng Đảng này, các đồng chí chia làm nhiều phe phái lớn nhỏ, trải từ Trung ương đến địa phương xa xôi nhất. Trong cái chuồng này, đồng chí mạnh sẽ bóp cổ đồng chí yếu, nói chung là một màn đấu nhau loạn xạ.
Ngày 17/5, báo Thanh Tra có bài viết, “Xin nghỉ hưu sớm, ra khỏi ngành để… đòi công lý”. Bài báo nói rằng, vì quá bức xúc, tuyệt vọng với hành vi “ngang ngược”, bất chấp pháp luật và tình người của lãnh đạo quận Bình Tân, mới đây, hai người con trai cụ Nguyễn Văn Nhờ đã xin thôi việc, để đòi công lý cho bản thân và gia đình.
Được biết, vụ việc liên quan đến 8 hộ dân (tại tổ 1, phường An Lạc A, quận Bình Tân) của một đại gia đình đang sinh sống ổn định 46 năm, bỗng dưng bị Ủy ban Nhân dân quận Bình Tân ngăn chặn giao dịch và thu hồi 12 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thấy bị đồng chí ép oan, hai người con trai cụ Nhờ, một người là Trưởng phòng Văn hóa quận Bình Tân và một người là Thiếu tá Công an TP. HCM, đã xin thôi việc, xin ra khỏi ngành, để “truy đến cùng” những khuất tất, ngang ngược của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân quận Bình Tân trong việc vô cớ ngăn chặn và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình họ.
Câu chuyện Thủ Thiêm là câu chuyện quan cướp nhà dân, còn câu chuyện này là câu chuyện quan lớn cướp của quan bé. Chế độ này từ lâu nó đã không công bằng, không những không công bằng giữa quan với dân, mà còn là không cân bằng giữa các quan với nhau. Thành phần người Cộng sản bị o ép nhiều hơn thành phần được ưu tiên, đó là sự thật. Bởi quyền lợi lớn thì chỉ số ít giành lấy. Lẽ ra, số đông người Cộng sản bị o ép cần đứng dậy chống lại số ít lãnh đạo Đảng Cộng sản, để đòi quyền lợi cho chính mình, thì họ lại chấp nhận bị cai trị. Chỉ một số rất ít dám làm như hai anh em con nhà cụ Nhờ kia.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: