Link Video: https://youtu.be/c43lmQjDqpI
Quan chức bị bệnh không phải ít, ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng mang bệnh “ung thư” ra để xin giảm án. Tuy nhiên, tòa không giảm án vì bệnh ung thư mà chỉ giảm khi ông Chung đưa ra 82 bằng khen và 25 tỷ đồng. Như thế cũng có thể nhận ra phần nào sự thật, bệnh ung thư mà ông Chung mang ra xin giảm án khả năng cao là không có thật.
Hầu hết, quan chức khi ngã bệnh đều chọn đi nước ngoài để chữa trị. Gần thì đi Singapore, xa thì đi Nhật, đi Mỹ hoặc đi Pháp. Ở các nước này, nền y học của họ cao hơn Việt Nam, phần vì ra khỏi lãnh thổ chữa trị sẽ an toàn hơn. Lấy ví dụ như ông Nguyễn Bá Thanh phải sang tận bệnh viện Johns Hopkins bên Mỹ chữa bệnh. Mục đích là để tìm kiếm cơ hội sống, và mục đích nữa là tránh cho “đồng chí” của ông có cơ hội ra tay tiếp để đẩy nhanh tiến trình.
Ông Trần Đại Quang thì chọn đi Nhật, mặc dù ông là nhân vật trong Tứ Trụ, được Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ Trung ương sẵn sàng dành hết khả năng y học với tiêu chuẩn cao nhất để chữa trị. Tuy nhiên, ông Trần Đại Quang lại không muốn, mà lại quyết định sang Nhật chữa trị. Bởi biết đâu, nếu ông ở Việt Nam chữa trị thì tiến trình đi đến lăng mộ của ông được đồng chí mượn tay thầy thuốc đẩy đi nhanh hơn.
Cho tới nay, chỉ có một mình ông Nguyễn Phú Trọng là dám ở lại trong nước chữa trị. Có ý kiến cho rằng, sở dĩ ông Trọng dám làm vậy là bởi ông nắm rất chắc Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ Trung ương. Nó là của ông nên ông an tâm. Ngoài ra, ai không nắm chắc Ủy ban này thì tốt hơn hết nên đi nước ngoài chữa trị cho chắc. Không nên đùa với “tử thần”.
Ông Lê Văn Thành cũng chọn đi Nhật chữa bệnh trong khi ông hoàn toàn có tiêu chuẩn để Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ Trung ương chăm sóc. Bệnh viện quân y 108 được xem là bệnh viện thuộc top đầu hiện nay. Từ trang thiết bị hiện đại cho đến đội ngũ y bác sĩ đều thuộc hàng giỏi bậc nhất. Nếu nằm Bệnh viện Quân y 108 thì an tâm, chất lượng chữa trị không kém những bệnh viện lừng danh trên thế giới.
Trong lịch sử phong kiến hàng ngàn năm, các thế lực diệt nhau thông qua bàn tay quan ngự y không phải là hiếm. Vậy nên, có được thầy thuốc giỏi hàng đầu đất nước là con dao 2 lưỡi, nếu quan ngự y mà tận tâm chữa trị thì sẽ cứu được mạng cho vua chúa. Nhưng nếu quan ngự y giỏi mà ra tay đầu độc thì rất ít khi để lại dấu vết. Đó là vấn đề hai mặt của y tế cho quan chức cấp cao.
Việc ông Lê Văn Thành đi Nhật chữa trị nói lên 2 vấn đề, thứ nhất, rất có thể bệnh của ông không phải do “virus lạ” mà là có nguồn gốc từ “đồng chí” của ông. Và hầu hết ai chọn đi nước ngoài chữa trị đều là bệnh hiểm nghèo, nên chỉ có thể kéo dài ngày sống chứ không thể chữa dứt điểm.
Tin ông Lê Văn Thành về nước, có hình ông đứng không cần người dìu, nhưng lại già đi trông thấy. Có thể ông đã khỏe hơn, tuy nhiên, nhìn sắc mặt thì lại thấy ông còn rất yếu. Còn nhớ, trước ngày ông Trần Đại Quang chết khoảng 8 ngày, ông vẫn xuất hiện trước truyền thông. Trong ông già yếu, hốc hác nhưng ông vẫn đứng được, vẫn đi được. Vậy mà không lâu sau ông lại trút hơi thở cuối cùng.
Ngày ông Nguyễn Bá Thanh bị trả về để lo hậu sự, báo chí Cách mạng còn phao tin ông Thanh nói câu “tau khỏe có chi mô”. Tuy nhiên, sau đó không lâu thì ông “về gặp Bác Hồ”. Vậy nên, hiện nay thấy ông Lê Văn Thành đứng được, đi được thì có thể ông không phải khỏe thực sự, mà rất có thể ông “khỏe có chi mô” theo kiểu Nguyễn Bá Thanh. Tình sức khỏe ông Thành thế nào, đợi rồi sẽ rõ.
Quốc Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Chặng đường đến lăng của Trần Đại Quang, Lê Văn Thành đi được nửa?
>>> Chưa lên được Tổng Bí thư, Vương Đình Huệ đã tỏ ra cực kỳ độc tài. Con người nguy hiểm!
>>> “Thiếu thuốc” Vượng Vin bán lúa non, chỉ đủ cho VinFast đốt trong 9 tháng
>>> Vì sao Thủ Chính cho báo chí che đậy “bệnh bất lực”?
Mồi nhử 15,5 tỷ đô ẩn chứa móc câu bén nhọn, Thủ tướng Chính lao theo “như con thiêu thân”?