Link Video: https://youtu.be/C_Rj15HXdb4
Đầu năm 2023, Vinhomes tổng kết, họ tồn kho đến 66.000 tỷ đồng, tức tương đương với 2,7 tỷ đô la Mỹ. Con số rất lớn. Được biết, hàng tồn kho của Vinhomes chủ yếu nằm ở dự án Vinhomes Grand Park, dự án Vinhomes Smart City, dự án Vinhomes Ocean Park, dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire, dự án Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown. Điều đáng nói là, hàng tồn kho của Vinhomes trong năm 2022 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2021, lên mức 65.816 tỷ đồng.
Mới đây, Tập đoàn bất động sản khổng lồ châu Á, CapitaLand cho biết, họ đang đàm phán để mua tài sản trị giá khoảng 1,5 tỷ USD của công ty bất động sản niêm yết lớn nhất Việt Nam, Vinhomes JSC. Một trong những nguồn tin cho biết, CapitaLand đang xem xét mua một phần dự án thành phố nghỉ dưỡng Ocean Park 3 rộng 294 ha gần Hà Nội, hoặc một dự án khác ở phía bắc thành phố Hải Phòng.
Những dự án của Vinhomes đang phát triển cần nhiều vốn. Với việc thành lập công ty VMI là để dụ nhà đầu tư nhẹ dạ góp vốn vào, bởi VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng đã bị đói vốn trầm trọng từ giữa năm 2022. VinFast thì vẫn ồn ào như mọi khi, nhưng nó đang là gánh nặng khủng khiếp đè lên vai tập đoàn VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng.
Từ trước tới giờ, Vinhomes luôn bán dự án khi đã hoàn thành chứ ít thấy doanh nghiệp này “bán lúa non” như trường hợp bán cho CapitaLand. Một khi đã bán lúa non thì phải chịu lỗ, bởi trong tình cảnh thị trường bất động sản đang đóng băng, nguồn vốn thì cạn, đối tác nước ngoài sẽ dựa vào đó mà ép.
Khi thị trường bất động sản nóng, khách hàng tìm đến đặt cọc trước để giành suất, nhưng khi thị trường đóng băng, chẳng ai thèm bén mảng tới đặt mua. Khi thị trường nóng, các nhà kinh doanh bất động sản sẽ đặt hàng nhiều căn, để dành khi nhà hoàn thiện thì bán lại kiếm lời. Thành phần trung gian này sẽ giúp cho Vinhomes bán nhà rất nhanh. Tuy nhiên, khi mà thành phần đầu cơ này bị khủng hoảng kinh tế quật cho tơi tả, thì họ cũng chẳng còn tiền đâu mà ôm dự án.
Từ “bán lúa non” là ngụ ý chủ nhân kẹt tiền bán sớm sản phẩm của mình, khi nó chưa hoàn thành. Từ đầu năm 2023, Vinhomes cho biết, hàng tồn kho của họ lên đến 2,7 tỷ đô la. Việc tống hàng tồn đi để thu hồi vốn, giải quyết khó khăn, được xem là giải pháp hay nhất đối với Vinhomes hiện nay.
Theo báo cáo tài chính của VinFast thì lỗ lũy kế của hãng này vào cuối quý 3/2022 là gần 112 nghìn tỷ đồng, tức gần 4,7 tỷ đô la. Lỗ ròng tính theo từng năm là gần 19 nghìn tỷ đồng (gần 800 triệu đô la) vào năm 2020; hơn 32 nghìn tỷ đồng (hơn 1,3 tỷ đô la) vào năm 2021; và hơn 34,5 nghìn tỷ đồng (hơn 1,4 tỷ đô la) trong 9 tháng đầu năm 2022.
Trong 9 tháng đầu năm 2022 mà VinFast đã lỗ hơn 1,4 tỷ đô la. Trong khi đó, bán những dự án có triển vọng sinh lời cho CapitaLand chỉ có 1,5 tỷ đô la. Số tiền này chỉ đủ cho VinFast đốt trong 9 tháng. Như vậy, nếu bán sạch hàng tồn kho là 2,7 tỷ đô la thì VinGroup cũng sẽ không cầm cự được bao lâu nữa.
Tập đoàn VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng nay đang gặp đại nạn thật. Chưa có doanh nghiệp khởi nghiệp nào mà đốt tiền quá khủng khiếp như VinFast. Hiện nay, VinFast đã nợ 8,8 tỷ đô la, muốn giải tán VinFast cũng không được, giải tán thì làm sao xử lý núi nợ khổng lồ này, mà nếu tiếp tục theo đuổi VinFast, thì nó lại gây thêm nợ. Rõ ràng ông Vượng đã lún quá sâu vào VinFast và không thể rút chân ra được nữa.
Nhìn kết quả kinh doanh của VinFast, người ta thấy, doanh nghiệp này ngốn tiền ngày một tăng. Cả năm 2020 chỉ ngốn 0,8 tỷ đô, nhưng chỉ 9 tháng đầu năm 2022, nó ngốn đã 1,4 tỷ đô la. Với đà này, Vinhomes dù có bán hết các dự án mà nó có, cũng khó mà bù đắp đủ cho VinFast đốt được nữa. VinGroup của ông Vượng đang chìm thật rồi.
Bảo Long – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> “Động đất” ở VinGroup, “Tòa nhà” VinFast sắp đổ sụp, quản lý tháo chạy “thục mạng”
>>> Binh sĩ gốc Việt tin tưởng vào một chiến thắng đang đến gần cho Ukraine
Vì sao Thủ Chính cho báo chí che đậy “bệnh bất lực”?