Trần Sỹ Thanh “trong veo” như sông Tô Lịch. Hà Nội vẽ dự án ngàn tỷ đánh chén!

Có thể nói, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội qua các thời kỳ chưa ai “trong veo”, chỉ có một mình ông Trần Sỹ Thanh tự ám chỉ mình là “trong veo”. Nhưng thực sự ông Trần Sỹ Thanh có được “trong veo” như ông hô hào hay không?

Thời ông Nguyễn Thế Thảo đã để lại một Hà Nội nát bét. Cây cổ thụ được trồng từ trăm năm đã bị lên danh sách đốn hạ. Quy hoạch đô thị bị băm nát, hậu quả để lại là thành phố không còn không gian công cộng, mật độ nhà chi chít, mật độ dân số quá tải. Nhà cao cao tầng xây vượt quy định tràn lan. Giờ đây, Bộ Xây dựng không biết phải giải quyết như thế nào với cái đống mà ông Nguyễn Thế Thảo để lại.

Liệu ông Trần Sỹ Thanh có “trong veo” hay không?

Đến thời Nguyễn Đức Chung, ông này đã phải đi tù vì bàn tay nhám nhúa của ông ta can thiệp vào các dự án của thành phố để trục lợi. Không biết ông Nguyễn Đức Chung đã hốt được bao nhiêu tiền, tuy nhiên, ông Chung dám bỏ ra 25 tỷ đồng để mua 3 năm tù trước tòa, là cũng đủ thấy, ông ta phải giàu như thế nào.

Đến thời ông Chu Ngọc Anh thì bản án tù đã nói lên tất cả. Chưa hết, khi ngửi thấy mùi sắp bị bắt, ông Chu Ngọc Anh đã tranh thủ ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm. Đấy được cho là hành động “hốt cú chót” trước khi mất quyền lực. Phải nói rằng, không có thời chủ tịch nào của thành phố Hà Nội mà được đánh giá là “trong veo”.

“Nhìn con cái anh tôi biết con người anh”. Nếu gia đình mà con cái hành nghề ăn cắp, chôm chỉa, trộm cắp, hút chích vv… thì bậc cha mẹ không thể là người tốt được. Nhìn đất nước Việt Nam, con người nghi kỵ nhau, thủ đoạn hại nhau, không ai tin ai, trộm cắp khắp nơi vv… thì người ta đánh giá chính quyền đấy thế nào. Nhìn xã hội Nhật Bản, người ta sẽ đánh giá là chính quyền của họ tử tế. Nhìn xã hội Việt Nam, người ta đánh giá chính quyền Cộng sản là vô đạo.

Nhìn chính quyền Hà Nội ra sao thì người ta suy ra được người đứng đầu thành phố này thế đó. Một chính quyền mà vẽ những dự án vô bổ, rồi dùng tiền thuế của dân xây dựng, sau đó cùng nhau hưởng lại quả, thì người đứng đầu thành phố đấy không tử tế.

Chính quyền Hà Nội “bốc mùi” như sông Tô Lịch

Bảo tàng Hà Nội được Ủy ban Nhân dân thành phố duyệt cho xây dựng với kinh phí 2.300 tỷ đồng, với hình dáng như kim tự tháp cắm đầu xuống đất. Một công trình được đánh giá là cực xấu về kiến trúc và vô dụng đối với xã hội. Từ khi xây xong cho đến nay, nó không trưng bày được gì đáng giá. Nơi đây giờ này được cho thuê để làm nhà hàng tiệc cưới.

Theo đánh giá của một quan chức giấu tên tại Hà Nội, công trình loại này là loại dự án vẽ ra vì mục đích rút ruột ngân sách xây dựng và nhờ đó lãnh đạo hưởng lại quả. Khi tiền lại quả được rót đầy túi, thì công trình đấy có hữu dụng với xã hội hay là công trình hoang phí, không còn quan trọng nữa. Đó là lý do mà bảo tàng Hà Nội được xây dựng. Mục đích của lãnh đạo thành phố là kiếm chác chứ không phải phục vụ xã hội. Phục vụ xã hội chỉ là danh nghĩa.

Mới đây, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định chi 1.800 tỷ phục dựng điện Kính Thiên. Điện Kính Thiên là công trình trung tâm của Hoàng cung nhà Hậu Lê ở đô thành Đông Kinh (Hà Nội). Đến năm 1841 (đời Thiệu Trị) thì được đổi tên thành điện Long Thiên. Hiện nay, điện này chỉ còn là phế tích. Trên thế giới, muốn bảo tồn lịch sử, người ta bảo tồn phế tích, chứ không ai dựng lại, bởi dựng lại, về bản chất không phải là công trình cổ. Như đấu trường La Mã ở Roma là ví dụ, người ta bảo vệ những gì còn sót lại, chứ không ai phục dựng nó.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đang vẽ dự án ngàn tỷ, đây là dấu hiệu của trò vẽ dự án để đánh chén. Chính quyền Hà Nội đục ngầu và hội thối như sông Tô Lịch, vậy ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trong veo thế nào được? Hay là ông cũng “trong veo” như nước sông Tô Lịch nổi tiếng? Thưa ông Chủ tịch.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://tuoitre.vn/ha-noi-chi-1-800-ti-phuc-dung-dien-kinh-thien-2023042712383761.htm