Hiện nay, bài toán khó nhất cho VinGroup là bài toán gọi vốn. Đã 5 năm tung ô tô ra thị trường, mà VinFast giờ đây vẫn còn là em bé “bú mớm”, không biết đến bao giờ doanh nghiệp này mới trưởng thành. Năm năm là khoảng thời gian đủ lâu để những doanh nghiệp công nghệ có thể tự đứng vững và vươn xa.
Theo bảng báo cáo tài chính gửi Ủy ban Chứng khoán Mỹ, thì tình hình thua lỗ của VinFast ngày một tăng. Lẽ ra, thua lỗ phải mỗi ngày một giảm, thì VinFast mới có thể tính được thời điểm “cai sữa”. Nhưng thực tế thì thua lỗ cứ gia tăng thế này, thì làm sao tính đến việc “cai sữa” được?
Hiện nay, khó có ngân hàng nào dám cấp vốn cho VinGroup, bởi có quá nhiều rủi ro. Thời của bất động sản cao cấp đã qua. Ngay từ mùng 3 Tết Nguyên đán vừa qua, ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong buổi lên sóng đầu năm đã khẳng định, nhà ở trung cấp và cao cấp đang thừa. Bộ Xây dựng thì đang chăm lo cho mảng nhà dành cho người có thu nhập thấp.
Mặc dù Vinhomes vẫn cứ báo lãi, vẫn khoe mỗi ngày lời 132 tỷ đồng, nhưng những nhà đầu lư sừng sỏ không ai tin con số này. Chỉ có những nhà đầu tư nhỏ lẻ ít hiểu biết thì có thể tin, vì họ bị choáng ngợp trước sự to lớn của doanh nghiệp này.
Ông Phạm Nhật Vượng được đánh giá là nhạy bén khi lập ra công ty VMI, để dụ những nhà đầu tư nhỏ lẻ, trong túi có chừng 50 đến 100 triệu đồng cũng có thể góp vốn với Vin. Bài toán này lẽ ra sẽ thắng lớn nếu không bị mạng xã hội phát giác ra. Đây là cách huy động vốn tương tự như thị trường trái phiếu, nhưng rủi ro hơn vì nó không bị cơ quan nào, luật nào quản lý, chế tài. Tuy nhiên, đến nay, VMI cũng không thu được vốn như mong đợi.
Đã có một thời gian dài, ông Phạm Nhật Vượng thao túng truyền thông, tạo ra bộ mặt doanh nghiệp vững mạnh, để thu hút nhà đầu tư góp vốn. Cách làm này đã giúp Vin có thể vay được số tiền lên đến 285% so với vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, bài này giờ đây không còn hiệu quả. Trò thao túng truyền thông đã bị bắt bài, và mạng xã hội luôn chực chờ để bóc phốt.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là, Vinhomes sẽ huy động vốn từ đâu?
Theo Báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2023, do Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Bộ Xây dựng công bố, cho thấy nguồn cung và lượng giao dịch thành công về bất động sản đều giảm so với cùng kỳ 2021. Nghĩa là, tình hình còn ảm đạm hơn cả khi còn dịch Covid. Còn có một tin xấu về tình hình của Vinhomes. Hiện nay, Vinhomes đang tồn kho đến 66.000 tỷ đồng, với số nhà đất ở phân khúc cao cấp. Đây là một con số rất lớn.
Kể ra ông Nguyễn Thanh Nghị cũng thẳng thắn. Ông cho công bố tình hình thật, và nhờ đó mà các nhà đầu tư tiềm năng mới có quyết định chính xác hơn. Bộ Xây dựng đang muốn lùa các đại gia bất động sản nhảy vào thị trường xây dựng nhà ở giá rẻ, để làm nên thành công cho dự án 1 triệu căn nhà mà ông Nghị đề xuất. Vinhomes cũng đã nhảy vào lĩnh vực này.
Tuy nhiên, theo đánh giá của một nhà phân tích cho chúng tôi biết, thì Vin chỉ tham gia vào lĩnh vực này mang tính xã giao với Bộ Xây dựng, với Chính phủ, chứ Vinhomes không xác định phân khúc này là trọng tâm của họ. Trọng tâm của họ vẫn là nhà ở cao cấp.
Những nhà đầu tư lão làng thường biết chọn lựa nguồn tin khả tín. Họ có khả năng đánh hơi, bài báo nào PR cho Vinhomes và bài báo nào là bài viết có điều tra nghiêm túc. Báo chí trong thời kỳ bị quyền tiền sai khiến, nếu không sáng suốt thì dễ bị “mắc bẫy”. Nhà đầu tư ngày nay không dễ bị dụ như trước đây, nên việc huy động vốn đại chúng của Vinhomes giờ đây cũng khó khăn hơn.
Chân trụ của VinGroup là Vinhomes, xem ra với tình hình huy động vốn khó khăn thế này, cùng với tình hình thị trường bất động sản ảm đạm, có thể đấy là dấu hiệu báo rằng, VinGroup sắp hết thời chăng? Chờ xem.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: