Việt Nam cần chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo để giảm thiểu tình trạng thiếu điện.

Link Video: https://youtu.be/wLOKvj307Ro

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã báo cáo rằng, đang có nguy cơ thiếu gần 5.000 MW điện, dẫn đến tình trạng cúp điện ở một số địa phương trong nước. Báo chí nhà nước cho rằng, các ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo tiết kiệm điện, trong khi người dân gặp nhiều khó khăn khi bị mất điện kéo dài. Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều giải pháp tiết kiệm điện.

Tình trạng thiếu điện được cho là có nhiều nguyên nhân, bao gồm tình trạng nắng nóng, hạn hán, thiếu nước làm cho các hồ thủy điện bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việt Nam vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào điện than. Các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng, tình hình thiếu điện đang rất căng thẳng và có thể khó giải quyết trong thời gian sớm nhất.

RFA Tiếng Việt ngày 22/5 có bài viết phân tích lý do về tình trạng thiếu điện trên nhiều thành phố lớn ở Việt Nam.

Theo đó, các thành phố lớn của Việt Nam đang đối mặt với tình trạng cúp điện luân phiên tại một số địa bàn. Mặc dù Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội phủ nhận thông tin về việc cắt điện luân phiên tại thủ đô, nhưng Báo Sài Gòn Tiếp Thị lại đưa tin rằng, Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã có thông báo về lịch cắt điện tại nhiều địa điểm trong tuần lễ từ 22/5. Những khu vực có phụ tải lớn và trạm biến áp cần được đảm bảo an toàn điện lưới sẽ bị cắt điện luân phiên. Thậm chí, một số khu vực của Thủ đô đã phải chịu cắt điện từ sáng đến chiều, và có thể bị cắt trong 2 ngày liên tiếp.

Với tình hình điện khan hiếm, Ủy ban Nhân dân TP. HCM đã yêu cầu người dân hạn chế sử dụng áo vest và các trang phục trang trọng để tiết kiệm điện. Điều này cũng được coi là một trong những giải pháp tiết kiệm điện mà TP. HCM đưa ra để đối phó với tình trạng thiếu điện.

Hình: Bài trên RFA

Vấn đề lớn hơn phải được quan tâm, đó là việc điện không chỉ để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, mà còn là nhu cầu cần thiết của người dân.

Một số người dân đã phản ánh về tình trạng mất điện kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hàng ngày của họ. Ông Đ., chủ một doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM, chia sẻ rằng, điện là một nguồn năng lượng rất cần thiết cho doanh nghiệp. Nếu cúp điện kéo dài, sản xuất sẽ bị ảnh hưởng, đơn hàng sẽ mất, và sức khỏe người dân cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Ông Đ. cũng cho rằng, việc tăng giá điện sẽ gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống người dân.

Tình hình phát điện đang gặp khó khăn do thiếu điện, với giải pháp tăng giá bán điện thêm 3% được Bộ Công thương quyết định từ ngày 4/5. Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, ông Nguyễn Việt Hòa, trả lời truyền thông nhà nước tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương vào ngày 18/5, cho biết, việc tăng giá điện được tính toán kĩ lưỡng và được căn cứ theo Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Chính phủ.

Theo EVN, tình trạng nắng nóng gây hạn hán và thiếu nước đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến 11/47 hồ thủy điện lớn tính đến ngày 11/5.

Các chuyên gia đã nhận định rằng, tình hình điện Việt Nam căng thẳng không chỉ do tác động của biến đổi khí hậu, mà còn do sự phụ thuộc nặng nề vào điện than, yếu tố quyết định giá và các thiết bị để kết nối vào mạng lưới điện.

Theo Tiến sĩ Kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương – CIEM từ năm 1993 đến năm 2002, hôm 22/5 cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu điện và khó có thể sớm giải quyết:

Tình hình thiếu điện là kết quả của nhiều yếu tố, một là trực tiếp do biến đổi khí hậu, nước ở các hồ bị trở về mức nước chết, thiếu thủy điện. Mà thủy điện chiếm tỷ lệ rất lớn ở Việt Nam, khoảng 34 %. Thứ hai, trời nắng nóng làm cho nhu cầu sử dụng điện tiêu dùng của người dân tăng cao đột biến cả trong Nam lẫn ngoài Bắc, gây sức ép rất lớn đối với ngành điện. Thứ ba, Việt Nam vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào điện than, việc chuyển đổi sang điện mặt trời, điện gió còn đang phụ thuộc vào yếu tố quyết định giá và các thiết bị để kết nối vào mạng lưới điện.”

Ngoài ra, RFA dẫn thêm ý kiến nêu lý do cho tình trạng thiếu điện hiện nay là theo Quy hoạch điện 8 của Việt Nam, được Thủ tướng ký duyệt vào ngày 15/5, được cho biết bị chậm hơn hai năm, và vẫn chưa hoàn toàn tương thích với các mục tiêu của G7, trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang phụ thuộc nặng nề vào nguồn năng lượng than đá.

Ý Nhi – Thoibao.de

>>> Tổng thống Ukraine đến Hội nghị G7 và nhận được nhiều sự ủng hộ

>>> Trung Quốc lại cho tàu khảo sát xâm phạm lãnh hải Việt Nam

>>> Vinh danh Hai Nhựt, Đảng đang thách thức dân?

>>> Bị quốc tế lên án, Đảng lại đổ lỗi cho “thế lực thù địch” chống phá

Đảng có thành công với chính sách lương – giá – tiền?