Việt Nam cần yêu cầu Trung Quốc bạch hóa yêu sách của họ ở Biển Đông

Link Video: https://youtu.be/i3J1odPkDyg

RFA Tiếng Việt ngày 1/6 có bài “Việt Nam cần yêu cầu Trung Quốc minh bạch hóa yêu sách “cấm biển” và chuẩn bị “ra tòa quốc tế””, phỏng vấn nhà nghiên cứu Biển Đông Trương Nhân Tuấn từ Pháp.

Theo ông Trương Nhân Tuấn, “Tranh chấp ở vùng biển Tư Chính, Vũng Mây… bắt nguồn từ năm 1993, đến nay đã là 30 năm… Vùng Tư Chính, Vũng Mây, vốn chỉ cách bờ biển của Việt Nam từ 150 đến 200 km thôi, tức là hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và thềm lục địa, cả về mặt pháp lý lẫn địa lý của Việt Nam. Khi Trung Quốc cho đấu thầu để khai thác, Việt Nam lúc đó phải đưa tàu hải quân ra, lúc đó phải nói là tình trạng rất căng thẳng.”

“Năm 1995, Việt Nam thiết lập bang giao với Mỹ, từ khi Mỹ thiết lập bang giao với Việt Nam, thấy rằng tình hình Biển Đông êm dịu hẳn đi, mặc dù tới năm 2014, Trung Quốc có biện pháp gọi là “tằm ăn dâu”, tức là họ xây dựng các đảo, các đá chiếm của Việt Nam hồi năm 1988 trở thành các đảo nhân tạo. Và sau đó, bắt đầu từ năm 2015-2017, khi chuyện xây dựng trên xong, thì họ liền quân sự hóa các đảo đó.”

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, cho đến nay “chưa thấy ai nói là Việt Nam phải có một phương pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này”.

Theo ông, “Chính phủ Việt Nam trước hết phải yêu sách Trung Quốc, yêu cầu họ phải bạch hóa “quyền” mà họ nói là có ở vùng Tư Chính, Vũng Mây của Việt Nam, xem “quyền” đó dựa trên căn bản, cơ sở nào?” Đồng thời, thay vì “thăm nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên”, thì Thủ tướng Phạm Minh Chính “nên đến Văn phòng của Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) mới được mở đại diện, chi nhánh ở ngay Hà Nội”.

Hình: Bài phỏng vấn ông Trương Nhân Tuấn trên RFA

Ông Tuấn cho rằng, việc đi “viếng nghĩa trang Vị Xuyên, tức là ông [Chính] ra một dấu hiệu cho thấy rằng, Việt Nam sẵn sàng dùng vũ lực, đổ máu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ? Theo ông Tuấn, “dấu hiệu như thế là hoàn toàn sai”.

Ô Tuấn đồng ý rằng, “Việt Nam có sự chính đáng hoàn toàn để bảo vệ lãnh thổ của mình”. Nhưng ít nhất, “Chính phủ Việt Nam phải yêu cầu làm rõ “quyền tài phán” của Trung Quốc xuất phát từ đâu?”

Ông Tuấn đặt vấn đề rằng, “tranh chấp ở Tư Chính, Vũng Mây” xảy ra sau khi “Hội nghị Thành Đô kết thúc”. Có những “đồn đại” về Hội nghị này, và chúng ta không biết lãnh đạo Việt Nam có “nhìn nhận “quyền lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông” hay không, nhưng “Trung Quốc phải có một “căn cứ” gì để họ nói rằng, họ có “quyền tài phán” ở vùng biển của Việt Nam”.

Do đó, theo ông Tuấn, điều chính yếu nhất, khẩn cấp nhất, trọng tâm nhất, là phải “làm rạch ròi “quyền tài phán” của Trung Quốc ở vùng biển Tư Chính và Vũng Mây đó, xem nó đặt trên căn bản, cơ sở nào”.

Để rồi từ đó, Việt Nam mới có một biện pháp để đối phó với những yêu sách của Trung Quốc.”

“Quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đi”, nhưng chủ quyền “đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn luôn thuộc về Việt Nam”. Do đó, “Việt Nam có quyền chính đáng, dựa trên quyền chính đáng đó để nhờ một cơ quan trọng tài Quốc tế phân giải”.

Trường hợp đưa ra trọng tài phân giải là sau khi yêu sách của Việt Nam đặt ra cho Trung Quốc, mà Trung Quốc từ khước giải thích, từ khước đàm phán, khi đó bắt buộc Việt Nam phải đi tới giải pháp pháp lý.”

“Và đến khi giải pháp pháp lý kiệt cùng rồi, lúc đó mới nhắm tới những giải pháp khác, và khi Việt Nam đã trải qua những thủ tục bắt buộc, giả sử như đàm phán, ngoại giao, hay là thương lượng, rồi qua đến pháp lý, mà tất cả đều bị Trung Quốc bác bỏ hết, thì Việt Nam lúc đó sẽ có một tư cách chính đáng để nói về quyền tự vệ chính đáng.”

Hình: Thông tin về việc Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm nghĩa trang Vị Xuyên, như một thông điệp gửi Trung Quốc

“Khi Việt Nam có quyền tự vệ chính đáng đó, giả sử như là với Ukraine hiện nay, thì quốc tế mới có thể giúp đỡ chúng ta. Còn khi Việt Nam chưa đòi minh bạch hết căn cứ về các “quyền” của Trung Quốc, mà đề cập vấn đề rằng “tôi sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ”, thì liệu quốc tế có biết rằng, hành vi sẵn sàng sử dụng vũ lực của Việt Nam, khi nói rằng là để “bảo vệ”, có thuyết phục hay không?”

Về “vùng xám”, ông Tuấn nêu quan điểm, “có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa của “vùng xám”, có người hiểu theo tinh thần của địa lý chiến lược, có người hiểu theo giải thích của quân sự – tức là Trung Quốc sử dụng biện pháp mà “dưới chiến tranh một chút””. Ông Tuấn cho rằng, “nếu đứng trên quan điểm pháp lý” thì vùng xám là nơi “mà ở đó pháp lý chưa nói một cách rõ rệt”.

Chẳng hạn như vùng Trường Sa trước khi mà Tòa trọng tài thường trực Quốc tế ra phán quyết ngày 12/7/2016, theo phụ lục 7 của Bộ luật quốc tế về Biển (Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển – Unclos, 1982), là một “vùng xám”.

Tức là mỗi quốc gia có sự giải thích khác nhau về quần đảo Trường Sa, “Chỉ đến khi tòa PCA ra phán quyết 12/7/2016 thì tất cả đều minh bạch, và ở vùng Trường Sa không còn là “vùng xám nữa””.

Hình: Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế PCA năm 2016, sau khi thụ lý vụ Philippines kiện Trung Quốc

Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nếu Putin đến dự Hội nghị Thượng đỉnh tại Nam Phi, liệu có bị bắt?

>>> Mâu thuẫn trong nội bộ nước Nga ngày càng lớn theo sự bế tắc của Nga trong cuộc chiến Ukraine

>>> Bắt nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng có động cơ chính trị

Viettel muốn mua lậu vũ khí từ Mỹ về Việt Nam