Sự phức tạp trong bộ máy tham nhũng của chính quyền Cộng sản, có phân tích mãi cũng không hết. Chưa có một chế độ nào trong lịch sử, mà tình trạng tham ô trở quy mô như thời Cộng sản. Mức độ tổ chức và cấu kết nhau theo dạng tầng tầng lớp lớp. Trong chế độ này, tham nhũng có đủ loại. Loại cấp thấp là moi tiền trực tiếp từ tay người dân. Tham nhũng bậc cao hơn là moi tiền từ ngân sách nhà nước, theo một quy trình lòng vòng để tránh bị phát hiện. Cao hơn nữa, là tham nhũng tiền của bọn tham nhũng vv… Nói chung là tầng tầng lớp lớp.
Ngày 22/7, Thanh tra Chính phủ báo cáo, phát hiện vi phạm kinh tế hơn 337.000 tỷ đồng, tương đương với 14 tỷ đô la Mỹ. Một con số quá lớn. Đấy là những gì phát hiện được, còn những việc không bị phát hiện, thì ắt còn lớn hơn con số này nhiều. Được biết, Thanh tra Chính phủ đã chuyển cho cơ quan điều tra cả nghìn vụ. Một con số quá lớn.
Ở dưới chế độ này, doanh nghiệp quốc doanh được nhà nước bảo kê, nên thường xuyên sai phạm. Bởi nếu không làm sai, thì làm sao quan chức làm giàu được? Ngoài việc được ưu đãi bởi những chính sách mà nhà nước dành riêng cho từng doanh nghiệp nhà nước, thì lãnh đạo những doanh nghiệp này cũng cố ý làm sai để tư túi, và để chia chác cho các quan chức cấp cao hơn trong nhóm lợi ích.
Những sai phạm kinh tế liên quan đến số tiền 337.000 tỷ đồng, cùng với hàng ngàn vụ sai phạm bị phát hiện, đã được chuyển cho cơ quan điều tra. Đến lượt cơ quan phòng chống tham nhũng, cũng lại phát hiện ra 80 người trong cơ quan này sai phạm và bị kỷ luật.
Từ lâu nay, quan chức ngành thanh tra giàu có, là điều ai cũng biết. Nguyên nhân thì không có gì khó giải thích, đó là, quan chức thanh tra cũng sẽ tham nhũng, họ cũng sẽ nhận tiền của quan chức tham nhũng, để họ ngậm miệng.
Nghĩa là, tham nhũng dưới chế độ này nó ăn sâu vào cơ quan chống tham nhũng. Quan chức của cơ quan chống tham nhũng sẽ tham nhũng tiền của các quan tham nhũng. Tham nhũng tầng tầng lớp lớp, vậy thì ông Nguyễn Phú Trọng bóc tách lớp nào? Nói như ông Nguyễn Sinh Hùng thì, “bắt hết lấy ai làm việc”. Nghĩa là, cách đây 10 năm, ông Nguyễn Sinh Hùng đã ngụ ý rằng, đã là quan chức thì ai cũng dính tham nhũng.
Ngành thanh tra nói riêng và các quan chức trong cơ quan chống tham nhũng nói chung, họ cũng làm giàu giống như những người bị họ thanh tra mà thôi. Họ vẫn sống và làm giàu bằng tiền của kẻ khác đút lót cho họ. Vậy thì, không biết ông Trọng chống tham nhũng bằng cách bắt tù, thì làm sao bắt cho xuể? Ông chỉ có thể bắt để gây tiếng vang cho ông, chứ không thể loại bỏ được tham nhũng.
Việt Nam có hàng chục vạn quan chức lớn nhỏ, từ Trung ương đến địa phương. Một vụ đại án chỉ tóm được 54 người, trong đó chỉ khoảng một nửa là quan chức. Như vậy, con số bị lộ vẫn còn rất nhỏ. Kể cả vụ Việt Á mà đưa ra tòa, thì cộng gộp với vụ chuyến bay giải cứu, vẫn chưa là gì so với số quan chức chưa bị lộ. Vẫn còn rất nhiều quan chức, bề ngoài thì làm ra vẻ trong sạch, nhưng bên trong thì vẫn đang làm giàu bằng cách tham ô tài sản nhà nước, hoặc tài sản của nhân dân.
Một chế độ mà tạo ra nhiều cơ chế để cho người của Đảng lợi dụng trục lợi, thì rõ ràng, họ đang nuôi quan chức chính bằng cơ chế tạo điều kiện tham nhũng, chứ không nuôi họ bằng lương. Dù ông Nguyễn Phú Trọng có làm thế nào thì quan chức vẫn sống bằng tiền tham nhũng, và chắc chắn một điều, tham nhũng sẽ tiếp tục phát triển. Và một khi, tham nhũng ăn đậm thì bọn chống tham nhũng cũng sẽ bội thu.
Ở đất nước này, những người làm công tác chống tham nhũng chỉ là cái danh, về bản chất, họ vẫn là những kẻ tham nhũng. Họ là kẻ tham nhũng tiền của kẻ tham nhũng. Cũng như nhau cả, chẳng khác gì, bởi tất cả cũng đều trưởng thành từ cái nôi Cộng sản.
Thu Phương (Tổng hợp)
Link tham khảo: