Quyền lực của đường dây chạy án: Hai loại chạy án – gỡ và buộc

Qua xét xử sơ thẩm vụ án chuyến bay giải cứu, thì phần nào người dân cũng thấy vấn đề của ngành tư pháp Việt Nam. Đúng nghĩa “công lý là diễn viên hài”. Người dân theo dõi vụ án thấy rõ, vở hài kịch được trình diễn tại tòa án, với công lý là diễn viên chính. 18 án ở khung có tử hình, đã được ngã giá thành công với những mức án “nhẹ hều”, đa số là dưới khung (mức thấp nhất ở khung này là 20 năm). Những mức án ở khung hình phạt khác cũng đã được giảm sâu. Đây là kết quả của việc chạy án, còn quá trình chạy án thì nó diễn ra đằng sau cánh cửa của phiên toà.

Chạy án gỡ được 18 án ở khung hình phạt có án tử hình

Loại chạy án để gỡ tội là loại phổ biến nhất. Tuy nhiên, có một loại chạy án khác, đó là loại chạy tiền để cơ quan tố tụng đè thêm tội cho bị cáo. Trường hợp cô giáo Lê Thị Dung, cựu Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên của huyện Hưng Yên, tỉnh Nghệ An, đã bị Tòa án Nhân dân huyện Hưng Nguyên tuyên phạt đến 5 năm tù giam, chỉ vì chi sai 45 triệu đồng, là một ví dụ điển hình nhất.

Ở vụ án của cô Dung cũng có dấu hiệu của sự chạy án. Nhưng ở đây, không phải người nhà của cô Dung chạy án, mà là “kẻ thù giấu mặt” đã chạy, để tăng hình phạt cho cô. Theo một số chuyên gia ngành luật, thì rõ ràng, Hội đồng Xét xử đã áp dụng sai pháp luật. Điều này không phải ngẫu nhiên, mà họ đã nhận được một khoản nào đấy để làm sai. Không ai lại cố ý làm sai, để có thể phải chịu trách nhiệm do sai phạm, mà lại không xơ múi được gì.

Cô giáo Lê Thị Dung bị “kẻ thù giấu mặt” chạy án, để đè thêm tội cho cô

Cô Dung đã được cộng đồng mạng quan tâm và lên tiếng. Có thể nói, cô Dung may mắn vì có rất nhiều người đã đứng về phía cô. Nhờ thế mà cơ quan tố tụng đã không thể thực hiện được mưu đồ của họ. Nếu khui ra hết những khuất tất trong vụ án này, thì phải kéo hết đường dây chạy án, dùng tiền để đẩy cô Dung vào tù. Tuy nhiên, ngành tư pháp của xứ này luôn có vùng cấm, nghĩa là, họ chỉ giảm án cho cô Dung, chứ không giải oan cho cô, còn đường dây chạy án thì phải được giữ an toàn.

Trong vụ án chuyến bay giải cứu cũng có loại chạy án buộc thêm tội, chứ không phải chỉ có một loại chạy án gỡ tội. Đó là trường hợp của cựu Trưởng phòng Chính trị Hậu cần, Cục An ninh Điều tra, Bộ Công an – Hoàng Văn Hưng. Ông này cùng với ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, bị bắt vì dính đến đường dây chạy án. Trong suốt phiên xét xử, người ta chờ đợi Hoàng Văn Hưng khai toạc ra hết đường dây chạy án, bởi nhiều người cho rằng, tồn tại một đường dây chạy án khổng lồ đang ngã giá sau lưng tòa, để gỡ tội cho các bị cáo.

Theo nguồn tin cung cấp cho chúng tôi, thì những người chạy án chưa bị lộ trong vụ chuyến bay giải cứu rất sợ lời khai của Hoàng Văn Hưng. Kể cả Hội đồng Xét xử, Viện Kiểm sát và Công an Điều tra đều lo sợ. Đó là một trong những lý do mà tòa vội kết thúc sớm hơn 14 ngày so với dự kiến, để tránh “đêm dài lắm mộng”.

Bản án chung thân mà Hội đồng Xét xử áp đặt cho Hoàng Văn Hưng, chỉ dựa vào lời khai một chiều, thể hiện quyết tâm của bộ máy chạy án, quyết bơm tiền cho Hội đồng Xét xử và Viện Kiểm sát, để trả thù Hoàng Văn Hưng. Ý kiến của người trong cuộc cho Thoibao.de biết như thế.

Bản án nặng nề dành cho Hoàng Văn Hưng cũng được cho là kết quả một loại chạy án, đó là chạy để đè tội chứ không phải gỡ tội, tương tự như cô giáo Lê Thị Dung. Đường dây chạy án vừa sợ vừa căm Hoàng Văn Hưng, và họ đã bơm tiền để anh ta phải gánh án thật nặng.

Trong chế độ này là vậy, tồn tại 2 loại chạy án như thế, vì vậy, bọn người có quyền và có tiền muốn gì cũng được. Họ muốn gỡ tội cho ai thì gỡ, và muốn buộc tội vô cớ cho ai thì cứ buộc.

Sẽ không có công lý nào cả, bộ máy tư pháp bị quyền và tiền điều khiển. Đã có quyền và có tiền, thì chẳng khác nào bạo chúa, họ muốn nâng ai lên thì nâng, muốn đạp ai xuống thì đạp.

Thu Phương(Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://tuoitre.vn/vu-co-giao-lanh-5-nam-tu-vi-chiem-doat-45-trieu-dong-ban-an-ap-dung-sai-phap-luat-20230504083938131.htm