Link Video: https://youtu.be/V-eW7e0LKqI
Báo VOA ngày 2/8 có bài viết của Luật sư Lê Quốc Quân, về phiên toà “chuyến bay giải cứu” và nhiều câu hỏi được Ls. Quân đặt ra về phiên tòa này.
Theo thông tin, đại án này đã được khép lại với 3 án chung thân mà không có án tử hình.
Toà đã không giải quyết quyền lợi của những khách hàng và dành quyền đó cho những doanh nghiệp đã bán vé. Bị cáo Nguyễn Trung Kiên đã thoát án tử vì đã nộp thêm 7 tỷ đồng tiền khắc phục, ngoài ra các bị cáo khác cũng được giảm án sau khi nộp tiền khắc phục.
Dự luận rộ lên vì tính chất “mua bán án” công khai và lo sợ điều đó sẽ trở thành thông lệ.
Về bản án mà Tòa đã tuyên, Luật sư Quân nhận định rằng, bản án mà Toà dành cho các bị cáo là quá thấp, một bản án nghiêm khắc với hình phạt bổ sung một khoản tiền lớn mới đủ sức răn đe đối với quan chức và có khả năng tiêu diệt ham muốn phạm tội của người khác
Tác giả so sánh với những người nghèo, người bất đồng chính kiến đang bị án nặng mà không thể tự giải cứu mình trong khi các quan chức có rất nhiều “tình tiết giảm nhẹ.”
Khoản 1, Điều 51 của BLHS quy định đến 22 tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Một quan chức bình thường khi đứng trước vành móng ngựa đều có thể kiếm ít nhất 2-3 tình tiết như “thành khẩn khai báo, có thành tích xuất sắc trong công tác, gia đình có công với cách mạng, bồi thường khắc phục hậu quả…” Nếu có hơn 2 tình tiết giảm nhẹ thì toà có thể chuyển hình phạt xuống khung liền kề.
Một người dân thường sẽ “không có thành tích trong công tác” và việc khắc phục hậu quả bằng tiền là rất khó khăn.
Đối với những người bất đồng chính kiến thì đã tự ý thức được công việc của mình làm nên không có cái gọi là “ăn năn” hoặc thành khẩn khai báo. Do vậy họ có tình tiết tăng nặng thay vì giảm nhẹ và thường bị án cao hơn nhiều.
Rất nhiều nạn nhân đã chứng kiến việc vô lý xảy ra với mình hôm nay nhưng chưa một ai dám đứng ra để làm đơn kiện các cơ quan chính phủ trả lại tiền. Trong mấy chục năm cầm quyền bằng chuyên chính vô sản, chính quyền đã tạo ra một nỗi sợ hãi của Nhân dân đối với bộ máy nhà nước.
Nhưng ít nhất thì bây giờ trong bản án, toà đã dành cho họ quyền được liên hệ với các doanh nghiệp để đòi lại quyền lợi của mình. Tôi đã liên hệ thăm hỏi với 3 nạn nhân mà mình biết để vận động đứng ra làm đơn kiện nhưng chưa một ai dám.
Họ sợ! Nỗi sợ đã ăn sâu vào tất cả những người con dân Việt Nam, ngay cả việc đòi lại quyền lợi chính đáng của mình.
Những câu hỏi còn lại.
Khi nhìn vào đại án chuyến bay giải cứu, ta mong muốn đi kiếm tìm công lý cho tất cả, nghĩa là tìm kiếm sự công bằng ai đã làm gì, hậu quả ra sao thì nhận được mức độ trừng phạt tương ứng. Tiếc rằng chúng ta chỉ thấy sự bất công dâng tràn ở mức cao nhất.
Bao nhiêu người sẽ đặt câu hỏi:
chỉ có các vụ trưởng, thứ trưởng bị xét xử, 2 phó thủ tướng bị thôi chức, thế còn thủ tướng thì sao?.
Thủ tướng phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng vì những hành vi của cấp dưới của mình?
Bao nhiêu người sẽ đặt câu hỏi: Xét xử môt đại án lớn đến như vậy, hàng trăm ngàn nạn nhân bị “trấn lột” giữa cơn quẫn bách nhưng giờ này họ đang ở đâu? họ là sinh viên, người lao động và thậm chí cả tù nhân… những đồng tiền bằng mồ hôi nước mắt của họ giờ đang ở đâu?
Bao nhiêu người trong ngành từ pháp phải đặt lại vấn đề về nguyên tắc “suy đoán vô tội” đã được quy định tại điều 13 – Bộ luật tố tụng hình sự?
Chiếc va li mã số 104 thực sự chứa 450 ngàn đô la hay chỉ có 4 chai rượu vang?
Bản án của toà đã không đại diện cho công lý. Nó chỉ thoả mãn một phần bức xúc nhỏ nhoi trong đời sống của người dân Việt Nam, ngược lại, một chiều kích khác, nó gợi lên những suy nghĩ sâu sắc để chống lại bất công.
Quang Minh
>>> Vatican đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam, có phải Satan đã lùi bước?
>>> Lạm dụng từ “hy sinh” để biến người Cộng Sản thành bề trên đối với toàn dân
>>> Cố tạo quyền lực cứng và thích húc đầu vào người tiêu dùng, VinFast rồi sẽ vỡ?
>>> Đảng Cộng sản cai trị, biến mọi nơi thành thảm họa!
Câu chuyện kiểm duyệt nghệ thuật tại Việt Nam.