Năm ngoái là một năm đáng quên của ngành ngân hàng. Khi chỉ mới nửa đầu năm, các ngân hàng đã cạn room tín dụng, khiến rất nhiều ngân hàng không thể cho vay vào nửa cuối năm. Việc áp room tín dụng là chính sách quá thô bạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm ngoái, hàng loạt ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng, mà không cách nào cho vay, do cạn room. Chính vì thế, nhiều ngân hàng đã hướng dòng tiền của khách gửi vào thị trường trái phiếu, và hậu quả là khách hàng trắng tay.
Năm ngoái, nhà nước Cộng sản Việt Nam thông báo con số lạm phát luôn dưới ngưỡng 4%, tuy nhiên, nghịch lý là Ngân hàng Nhà nước lại siết room tín dụng. Bởi vì, Ngân hàng Nhà nước sử dụng chính sách áp room tín dụng với mục đích chống lạm phát. Như vậy, với mức lạm phát thấp như họ thông báo, nhưng lại dùng chính sách chống lạm phát rất mạnh tay, thì điều đó cho thấy, tỷ lệ lạm phát mà họ thông báo là không đúng. Trên thực tế, vật giá đã leo thang khoảng từ 10% đến 20%.
Dòng tiền là mạch máu của nền kinh tế, là mạch máu của doanh nghiệp. Việc siết room tín dụng để kiểm soát lạm phát, nhưng lại gây ra nhiều hậu quả khác. Đó là doanh nghiệp đói vốn phải giải thể hàng loạt, dẫn đến tình trạng thất nghiệp, suy giảm tăng trưởng và nhiều hệ lụy khác. Thực tế năm ngoái, nền kinh tế rất ảm đạm, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa từ tháng 9 và sa thải nhân viên rất nhiều.
Đấy là những chuyện đã xảy ra trong năm ngoái, đến năm nay, mọi thứ vẫn lặp lại như cũ. Những vấn đề của ngành tài chính ngân hàng, nếu không giải quyết dứt điểm, thì ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Theo tờ Sputniks, thì ngành ngân hàng Việt Nam bắt đầu ngấm đòn. Hiện nay, nhu cầu tín dụng thấp, chi phí đầu vào tăng, nguồn thu từ phí tín dụng khó tăng, và nguy cơ nợ xấu cao tạo áp lực lên dự phòng rủi ro, khiến lợi nhuận của nhiều ngân hàng Việt Nam suy giảm trong nửa đầu năm 2023.
Được biết, từ đầu năm đến nay đã có 113.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Khi doanh nghiệp không thể tồn tại được và họ buộc phải giải thể, thì tất nhiên, nhu cầu tín dụng cũng giảm đi. Doanh nghiệp và ngân hàng như hai mặt của nền kinh tế. Ngân hàng khủng hoảng thì doanh nghiệp cũng ngỏm, mà doanh nghiệp ngỏm thì ngân hàng cũng khốn đốn.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, từng cho biết, các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá, Việt Nam là đất nước “không chịu” phát triển, chứ không phải là “kém phát triển”.
Câu nói này rất chính xác, bởi nếu quốc gia nào kém phát triển thì vẫn còn có cơ hội phát triển, dù chậm. Nhưng Việt Nam thì không chịu phát triển, nghĩa là không có cơ hội nào, thêm vào đó, Việt Nam lại chọn mô hình chính trị lẫn kinh tế đều sai lầm. Chỉ khi đưa toàn dân đến đường cùng, không còn cái ăn, thì họ mới chịu sửa sai. Tuy nhiên, cái sự sửa sai này vẫn chỉ là nửa vời, bởi nền kinh tế Việt Nam vẫn đang bị Đảng Cộng sản điều khiển một cách duy ý chí.
Con số tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam là không đáng tin cậy. Tuy nhiên, cho dù là thống kê thật và cho con số thật đi nữa, nó vẫn không phản ánh đúng bản chất, bởi sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam đang đứng trên 3 chân trụ, đó là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Trong đó, vai trò của khối FDI ngày càng lớn. Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trên 3 chân trụ, thì hết 2 chân què, chỉ còn một chân tạm khỏe là FDI.
Trong 2 chân què đấy, thì khối doanh nghiệp nhà nước được ưu ái, còn khối doanh nghiệp tư nhân thì chịu đủ mọi khốn khổ. Thời kỳ kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cần vốn vay để vượt qua khốn khó, nhưng ngân hàng thì lại không khỏe, thì thử hỏi, khối doanh nghiệp tư nhân làm sao trụ sao nổi. Chính vì vậy, từ đầu năm đến nay đã có đến 113.000 doanh nghiệp “ngỏm củ tỏi”. Đây là hệ quả tất yếu của việc điều hành chính sách tiền tệ yếu kém của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ở Chính phủ, có một cặp tương xứng, kẻ yếu người kém. Đó là kẻ điều hành chính sách tiền tệ và người điều hành chính sách tài khóa – bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – và ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ.
Chính sách tiền tệ đúng là tệ thật, năm ngoái ngân hàng tơi tả, năm nay ngân hàng lại tả tơi. Ông Chính thì điều hành thế nào mà để doanh nghiệp chết như ngả rạ? Cặp đôi Chính – Hồng, một cặp đang cùng nhau băm nát nền kinh tế.
Thu Phương – (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://sputniknews.vn/20230804/ngan-hang-viet-nam-bat-dau-ngam-don-24519156.html