Công an chính là lực lượng gây nguy hiểm cho an ninh và trật tự xã hội

Link Youtube: https://youtu.be/Of05ODIV_gQ

Ngày 18/8, một trang tin quốc tế có bài bình luận về tình trạng ngân sách cho công an gấp 10 lần cho y tế và giáo dục.

Theo đó, trong 3 năm liên tục gần đây, Dự toán chi ngân sách cho Bộ Công an luôn cao thứ hai, chỉ sau Bộ Quốc phòng và gấp hơn chục lần so với Bộ Giáo dục và Bộ Y tế. 

Bài báo cho biết, vào những năm mà dịch Covid hoành hành, ngân sách cho Bộ Y tế chỉ hơn 11 ngàn tỷ đồng, những năm khác là dưới 10 tỷ, Ngân sách cho Bộ Giáo dục còn thấp hơn, là 7,1 ngàn tỷ năm 2021. Trong khi đó, ngân sách cho Bộ Công an năm 2021 là 96 ngàn tỷ, 2022 là 95,5 ngàn tỷ và 2023 là 100 ngàn tỷ.

Bài báo dẫn ý kiến của Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài từ Đức, nhận định:

“Chính quyền Việt Nam luôn luôn coi lực lượng công an và quân đội là “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ chế độ, cho nên phải chi tiền cho những lực lượng này…

Cho dù có thiên tai, dịch bệnh xảy ra thì việc cung cấp cho những lực lượng bảo vệ chế độ luôn luôn là ưu tiên số một. Trong khi đó, họ coi thường hoặc không chú trọng bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân.”

Bài báo dẫn quan điểm của một cựu nhà báo quốc tế, từng có hơn 30 năm viết về tình hình Trung Quốc và Việt Nam, cho hay:

“Các chế độ độc tài như Trung Quốc và Việt Nam, chính quyền phụ thuộc vào công an để đảm bảo sự độc tôn quyền lực của Đảng.

Hệ thống công an ở những quốc gia như vậy giám sát và đàn áp các hoạt động của công dân, trí thức, học giả, người bất đồng chính kiến, nhà hoạt động, giới truyền thông, tổ chức phi chính phủ và bất kỳ ai thách thức sự cầm quyền của Đảng.”

Đồng quan điểm, một nhà báo khác được dẫn lời cho biết:

“Qua hàng chục năm viết báo về Trung Quốc và theo dõi tin tức về Việt Nam, tôi thấy rằng, các tổ chức như Bộ Công an, trên thực tế còn gây nguy hiểm cho an ninh và trật tự xã hội.”

Hình: Tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng về việc Việt Nam gia tăng đàn áp

Nhà báo này dẫn chứng, ở Trung Quốc, hai đợt dịch bệnh SARS năm 2002 – 2003 và COVID vừa qua, chính quyền Bắc Kinh đã sử dụng bộ máy an ninh để kiểm duyệt tất cả phương tiện truyền thông, không cho đưa tin về vấn đề này, đồng thời hạn chế các thảo luận trên Internet. 

“Điều này làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Rất nhiều người đã chết do dịch bệnh mà nguyên nhân là do Chính phủ Trung Quốc đã ngăn chặn tất cả các cuộc thảo luận về vấn đề này”, nhà báo này cho hay.

Tương tự, ở Việt Nam, nhà báo nêu dẫn chứng:

“Trong vài năm qua, Chính phủ Việt Nam còn sử dụng các cáo buộc gian lận thuế để bịt miệng và bỏ tù các chuyên gia nổi tiếng về môi trường.

Nói chung, ở cả Việt Nam và Trung Quốc, người dân không thể lên tiếng về bất kỳ vấn đề đáng quan ngại nào. Điều đó làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn và nhiều người phải gánh chịu hậu quả hơn.

Sự phớt lờ của người dân không bao giờ là nhân tố tích cực mà nó chỉ giúp ích cho đảng cầm quyền.”

Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định, chính sức khoẻ và tính mạng của người dân là cái giá phải trả cho một nhà nước “công an trị” như Việt Nam:

“Hậu quả là tính mạng sức khỏe của người dân không được đảm bảo. Rõ ràng, chính sách công an trị không ưu tiên bảo vệ người dân. Lượng công an chi tiêu đồng tiền thuế của người dân, nhưng họ không giúp ích được gì cho người dân cả.”

Nhà báo giấu tên thì nhận xét, khi mọi tiếng nói độc lập bị dập tắt và các vấn đề liên quan đến quốc gia bị bỏ mặc. Nhiều thông tin bị kiểm duyệt, bưng bít khiến cho tình hình càng tồi tệ hơn:

“Chúng ta có thể thấy xu hướng nguy hiểm này diễn ra, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe quốc gia và các thách thức về môi trường.

Chừng nào cảnh sát còn cố gắng bịt miệng tiếng nói của người dân và các chuyên gia, thì không thể đạt được tiến bộ. Đảng có thể được bảo vệ, nhưng toàn xã hội sẽ là nạn nhân.”

 

Thu Phương – thoibao.de

 

>>> Cần cẩn trọng với những khoản vay từ Trung Quốc

>>> VinFast được định giá “hào nhoáng” trong khi đang phải chịu nhiều áp lực

>>> Vụ Việt Á: Chưa xét xử mà Đảng đã tính chuyện “tha, miễn tội”

>>> Bảy tổ chức XHDS độc lập, đề nghị huỷ việc “tách nhập” các địa phương

“Tài năng” của Phạm Nhật Vượng