Link Youtube: https://youtu.be/fkS2Cn-END4
Ngày 26/8, trên trang cá nhân của kiến trúc sư Dương Quốc Chính có 2 bài bình luận về cổ phiếu của VNG và VFS trên thị trường chứng khoán Mỹ những ngày qua.
Theo tác giả, giá cổ phiếu VFS lên gần 70 USD, tăng điên loạn, nhưng nó không đáng để bàn luận. Cái giá đó không có ý nghĩa về mặt tài chính, VinFast cũng chẳng lấy được tiền ra để sản xuất, kinh doanh. Vì lượng giao dịch đang quá ít, chỉ 1% và không phải cổ phiếu của VinFast.
Được biết, giá cổ phiếu VFS đã tăng liên tục trong 5 phiên, đạt đỉnh trong ngày 26/8 là 73 USD/ cổ phiếu, nâng vốn hóa thị trường của VinFast lên gần 170 tỷ USD.
Tác giả cho rằng, khi nào đa số cổ phiếu được giao dịch tự do, thì giá cổ phiếu sẽ tự quay về giá trị thực, lúc đó hãy bàn luận và tiền từ đó mới thực là vốn cho VinFast.
Số lượng giao dịch nhiều thì mới có nhiều giao dịch bán khống (short sale), giá cổ phiếu sẽ không thể cương cứng mãi như vậy.
Tác giả nhận xét, giá trị cổ phiếu bây giờ chỉ có giá trị thủ dâm tinh thần về mức độ vốn hóa và giá trị tài sản trên Internet của Phạm Nhật Vượng. Ngoài giá trị lùa gà ta thì không còn ý nghĩa khác.
Tác giả bình luận, bây giờ không ai biết chắc được giá cổ phiếu tăng là do ai thổi, hoặc ai là chủ mưu. Chỉ có thể suy diễn từ động cơ mà thôi. Với lượng cổ phiếu giao dịch rất ít, thì hoàn toàn có thể thổi giá được. Mình dự là nhà đầu tư “thiện lành” bây giờ cũng chả quan tâm tới cổ phiếu VFS làm gì, họ mặc kệ cho anh em nhà kia tung hứng với nhau, và chờ thời điểm số lượng cổ phiếu được bán ra thật nhiều, lúc đó mới hạ thủ. Bây giờ người ngoài lao vào là rất dễ toi.
Đồng quan điểm với tác giả, nick Hung Phan nhận xét, tài sản thực của VinFast chỉ khoảng 6 tỷ USD. Hung Phan đặt vấn đề, nếu giá VFS vượt quá 100 USD, chắc chắn Ủy ban Chứng khoán Mỹ sẽ điều tra. Vì đó là lừa đảo chắc chắn.
Tác giả so sánh giữa VNG và VinFast, cho rằng, cùng là công ty do người Việt sáng lập và có nhiều yếu tố Trung Quốc, tác giả thấy VNG lại ngon hơn VinFast. Dù nghe nói về vốn thì Trung Quốc và Singapore chiếm cổ phần chi phối, nhưng quyền biểu quyết thì người Việt vẫn chi phối VNG.
Được biết, Công ty Cổ phần VNG, tiền thân là VinaGame, là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. VNG được thành lập ngày 9/9/2004 tại Việt Nam. VNG được biết đến với tư cách là bên phát hành các trò chơi điện tử, sau này phát triển các dịch vụ mang thương hiệu Zing và Zalo. Năm 2019, VNG là doanh nghiệp khởi nghiệp đầu được định giá trên 1 tỷ USD.
Ngày 24/8, VNG đã nộp hồ sơ lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ để đăng ký IPO trên sàn Nasdaq.
Tác giả Dương Quốc Chính đánh giá VNG ngon hơn VinFast, vì dù sao họ làm thật, ăn thật, và đã có thị phần rất khủng ở Việt Nam. Hầu như người Việt nào có smartphone đều dùng Zalo, trong lúc game thủ đều chơi game của VNG. Zalo cũng đang có xu hướng thành mạng xã hội mà không hề được bơm thổi gáy to như mấy mạng xã hội ồn ào xong bị xịt. Tức là, VNG có nền tảng công nghệ khá là ổn rồi.
Vẫn theo tác giả, VNG sắp lên sàn Nasdaq, nhưng dường như, ít có nhiều người Việt quan tâm như khi VinFast lên sàn. Cũng không thấy ai tung hô ủng hộ VNG. Điều đó cho thấy, tính bầy đàn của đám đông, do bị ảnh hưởng bởi truyền thông của doanh nghiệp, chứ không đánh giá thực lực doanh nghiệp.
Tác giả kết luận, nói gì nói, VNG vẫn xứng đáng được người Việt tự hào hơn là VinFast, dù quy mô vốn nhỏ hơn nhiều. Nhưng họ minh bạch, có bề dày kinh nghiệm từ 2004 và có thực lực hơn VinFast. VNG bị cái tiếng là cổ phần chi phối của Trung Quốc, nhưng giá trị chất xám lại là của người Việt. Còn VinFast có tiếng là cổ phần chi phối của người Việt, nhưng chất xám phần nhiều lại của Trung Quốc, trong lúc công ty thì của Singapore.
Ý Nhi – thoibao.de
>>> Ông Lê Văn Thành từ trần, trò chơi tàn khốc sau hậu trường chính trị!
>>> Bộ Công an được cấp nhiều tiền, được gây tội ác và được bảo vệ làm ác!
>>> Tham nhũng, vùng cấm và “trùm cuối” trong vụ Việt Á
>>> Phải chăng Tô Lâm đang muốn biến Chính phủ thành cơ quan giúp việc cho mình?
Kỹ năng bạc tỷ: Làm thế nào lính Tô đẩy được voi lọt lỗ kim?