Sức sống của nền kinh tế quyết định sinh mệnh chính trị của Thủ Chính

 

Link Youtube: https://youtu.be/dH6aSZhJrS0

Ngày 28/8, báo Người Việt có bài “Sinh mệnh chính trị của Phạm Minh Chính chênh vênh theo nền kinh tế”.

 

Bài báo dẫn một phân tích thời sự Việt Nam của một trang báo tài chính quốc tế, hôm 28/8, ngụ ý rằng, sinh mệnh chính trị của Thủ tướng Chính đang chênh vênh theo sự trồi sụt của nền kinh tế đang có vẻ không tốt đẹp, khi cho rằng, đang có dấu hiệu nội đấu đá nội bộ tại thượng tầng cai trị ở Việt Nam.

 

Bài báo cho rằng, bất đồng ý kiến giữa lãnh đạo chóp bu và Ngân hàng Trung ương là chuyện thường xảy ra ở những nước dân chủ, có lãnh đạo được dân bầu lên trực tiếp. Nhưng tại Việt Nam, một xứ độc tài, thì nó là dấu hiệu bất thường.

Bài báo cho biết, từ đầu năm đến nay, nền kinh tế của Việt Nam đi giật lùi, nên nhiều khả năng sẽ không đạt chỉ tiêu 6.5% như đã đề ra.

Ông Chính, năm nay 64 tuổi, trong tháng này đã ra lệnh cho các cơ quan Chính phủ đẩy mạnh kế hoạch đầu tư công, với nỗ lực có thể giúp nền kinh tế tăng trưởng tới 9% trong nửa sau của năm nay. Ông đã thúc Ngân hàng Trung ương nới lỏng việc cấp phát tín dụng, cũng như hạ lãi suất căn bản tới năm lần, kể từ đầu năm nay.

Theo bài báo, việc thúc ép quá đáng này đã khiến ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, phát biểu tại một Hội nghị hồi tháng 7 là, việc cắt giảm lãi suất không phải là “đôi đũa thần”, mà nó chỉ là “công cụ hỗ trợ” cho nền kinh tế.

Bài báo nhận định, trong chế độ toàn trị Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng tương đương bộ trưởng, Phó Thống đốc tương đương thứ trưởng, tức thuộc cấp của ông Thủ tướng. Lời phát biểu kể trên có thể xem như phản ứng lại lệnh cấp trên.

Trong khi đó, chính trường Việt Nam đã và đang có những xáo trộn lớn. Ba lãnh đạo cấp cao là Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đã về vườn. Nhiều người đang dòm ngó chiếc ghế Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng, bởi ông này già yếu, và đã ngồi tới nhiệm kỳ thứ ba, khó lòng ngồi thêm một nhiệm kỳ nữa.

Bài báo dẫn lời chuyên gia Lê Hồng Hiệp tại Viện Nghiên Cứu ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore nhận định:

“Họ phải đạt sự đồng thuận khi chọn người kế nhiệm, nên có lẽ họ phải loại bỏ bất cứ ai chống lại người được ông Trọng lựa chọn (kế vị).”

Ông Hiệp nói thêm rằng, một số đảng viên muốn ông Chính bị hất cẳng “vì nếu ông ấy vẫn còn ngồi đó, ông ta có thể là chướng ngại”.

 

Hình: Thủ tướng Phạm Minh Chính – người đang chịu rất nhiều áp lực phải vực dậy nền kinh tế đang tuột dốc

 

Bài báo bình luận, tất cả những điều như vậy cộng lại, tạo áp lực lên ông Phạm Minh Chính. Đạt được chỉ tiêu kinh tế chế độ đề ra từ đầu năm, sẽ là thước đo, đánh giá sự thành công hay thất bại của ông Chính khi điều hành Chính phủ.

Phần khác, vẫn theo bài báo, những thôi thúc muốn duy trì uy tín của ông Chính còn bị ảnh hưởng bởi cuộc bỏ phiếu “lấy tín nhiệm”, dự trù diễn ra vào tháng 10 tới đây tại cái Quốc hội. Nếu ông Chính không được đánh giá “tín nhiệm cao”, sẽ có thể làm suy yếu nghiêm trọng quyền lực.

Bài báo nhận xét, từng được mô tả như một bức tranh tăng trưởng kinh tế sinh động và bền vững, Việt Nam phát triển phụ thuộc vào xuất cảng, nay đang điêu đứng theo nhu cầu tiêu thụ của thế giới sụt giảm.

Bài báo dẫn lời một chuyên gia quốc tế, cho rằng, nhiều phần Việt Nam không đạt chỉ tiêu tăng trưởng năm nay, vì “nền kinh tế cần phải phục hồi rất mạnh trong nửa cuối của năm, mà chúng tôi không nghĩ sẽ xảy đến”.

Kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 3.72% nửa đầu năm 2023, mức độ thấp nhất trong suốt một thập niên qua. Thay vì giảm mục tiêu tăng trưởng, ông Chính lại thúc ép cả Chính phủ và Ngân hàng Trung ương chạy đua để đạt mục tiêu.

Bài báo dẫn nhận định của một chuyên gia ngân hàng Mỹ, cho rằng, mục tiêu mà ông Thủ tướng đề ra cho giai đoạn nửa cuối năm nay “còn có vẻ xa vời”, dù các dữ liệu của tháng 7 cho thấy, tăng trưởng có thể tăng nhanh đến 7% cho nửa cuối năm nay.

Theo chuyên viên này, “bất kỳ loại kích thích nào anh áp dụng hôm nay, nó cũng cần phải có thời gian để tác động vào nền kinh tế.”

Bài báo tiếp tục dẫn nhận xét của chuyên gia cho hay, từng được ca ngợi là xứ “trúng mối”, khi Mỹ và Trung Quốc đánh nhau về kinh tế. Nhưng giới đầu tư ngoại quốc không háo hức mấy khi dồn tiền tới Việt Nam. Đầu tư ngoại quốc đổ vào Việt Nam giảm 4% trong nửa đầu năm nay, so với cùng thời kỳ này năm ngoái. Nếu so với năm 2021 thì mức giảm lại tới 14%.

“Ông Chính đang bị áp lực phải làm thế nào cho nền kinh tế tăng tốc trở lại,” phân tích gia Lê Hồng Hiệp nhận định. “Đấy là loại nỗ lực để cứu sinh mệnh chính trị xuyên qua phương tiện kinh tế”. 

 

Thu Phương – thoibao.de

>>> Ông Lê Văn Thành từ trần, trò chơi tàn khốc sau hậu trường chính trị!

>>> Bộ Công an được cấp nhiều tiền, được gây tội ác và được bảo vệ làm ác!

>>> Tham nhũng, vùng cấm và “trùm cuối” trong vụ Việt Á

>>> Phải chăng Tô Lâm đang muốn biến Chính phủ thành cơ quan giúp việc cho mình?

Kỹ năng bạc tỷ: Làm thế nào lính Tô đẩy được voi lọt lỗ kim?