Link Youtube: https://youtu.be/o5kVzZZFu00
Ngày 20/9, RFA Tiếng Việt có bài “Xây hồ Ka Pét tiềm ẩn nguy cơ xung đột sắc tộc”.
Bài viết dẫn lời ông Phạm Khanh, một người Chăm, hiện đang ở Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, đồng thời là nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hoá Chăm, cho biết về những xung đột, bất cập, nếu tỉnh Bình Thuận tiếp tục triển khai dự án trên. Ông nói:
“Đụng vào cái gì thì được, chứ đụng vào vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh thì ngàn đời sau người ta vẫn nhớ, và nó dẫn đến nguy cơ xung đột sắc tộc thì làm sao. Chúng ta có thể có rất nhiều giải pháp để làm cái hồ đó, nhưng nếu đụng vào vấn đề xung đột sắc tộc thì không giải quyết được, khó lắm chứ không phải dễ đâu. Cho nên bây giờ vẫn còn kịp.”
“Đến khi mình tiếp cận báo cáo về tác động môi trường và các tọa độ, thì mình mới biết là, tổng thể của 10 ha của khu Thánh tích nằm ngay trong lòng hồ, tức là bị nhấn chìm dưới khoảng bảy mét nước, và cộng đồng người Chăm mất hoàn toàn thu thánh tích này.”
“Nếu tương lai mà cái khu Thánh tích này bị nhấn chìm, thì rõ ràng ba huyện của người Chăm hiện tại là Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Tánh Linh coi như không còn con đường để đi hành hương, tức đây là mảnh đất cuối cùng, không có địa điểm để hành hương, bởi vì bây giờ nếu hành hương thì đến đâu.
Cả một cộng đồng ai cũng đang rất ngơ ngác rằng, bây giờ với một khu cực kỳ linh thiêng như thế, đã có lịch sử chiều dài gần 300 năm của chúng tôi, tự nhiên bị nhấn chìm như vậy mà chính quyền không có một giải pháp cụ thể.”
“Ví dụ như khu di tích trồng thuốc Nam. Những cây thuốc đặc biệt của cộng đồng người Chăm ở khu đó bây giờ vẫn còn, và một ngôi mộ của ông quan chuyên về ngự y vẫn còn tồn tại ở chỗ đó.
Rồi có những địa danh như suối đá bàn là nơi để luyện binh khí và khu dùng cho các binh sĩ, tướng tá đến ăn uống, nghỉ ngơi…
Tức là di tích vẫn còn tồn tại ở đó chứ không phải hoàn toàn chỉ là rừng mà không tồn tại bất cứ một thứ gì, di tích vẫn còn rất cụ thể.”
Theo ông Khanh, ngay cả phần mộ của Pô Cei Khar Mâh Bingu, người Việt gọi là “Mộ Cậu Hoa”, được xem như là trái tim hành hương của cộng đồng người Chăm và Raglai ở ba huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, cũng sẽ biến mất, nếu Chính phủ tiếp tục dự án này.
“Khu mộ của Cậu vẫn nằm ở đó. Đặc biệt nhất là, khu mộ đó vẫn tồn tại, không phải là mộ gió hoặc tưởng tượng, mà trong ngôi mộ đó có xương cốt của ngài.
Đặc biệt là đã gần 300 năm rồi mà xương cốt vẫn còn tồn tại, tức là nó giống như một viên xá lợi vẫn còn tồn tại cho đến hiện nay.
Và người Chăm ở tại Tánh Linh vẫn bảo quản cái đó, mỗi khi hành hương thì đưa cái xương cốt của ngài về tới ngay khu mộ đó.”
“Chủ trương của Nhà nước thì chắc chắn là những người dân chúng tôi sẽ ủng hộ một cách nhiệt liệt. Tuy nhiên, nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Chăm là vấn đề liên quan đến Thánh tích của chúng tôi, thì chính quyền tỉnh Bình Thuận cũng như Chính phủ và Quốc hội cũng phải có cái nhìn lại về khu di tích này.
Không phải chỉ có cộng đồng người Chăm của chúng tôi không đâu mà cái này nó ảnh hưởng tới cả Bình Thuận 300 năm nữa. Nó cực kỳ quan trọng. Vì vậy, chúng ta có nên đánh đổi cái di tích để lấy 50 triệu mét khối nước hay không.”
Theo lời ông Khanh, cho đến nay, chính quyền tỉnh Bình Thuận chỉ một lần duy nhất mời năm chức sắc thuộc cộng đồng người Chăm lên Ủy ban Nhân dân tỉnh để thông báo về việc sắp xếp di dời các di tích nằm trong khu vực Thánh tích này, ngoài ra họ không bàn thêm về phương án di dời.
“Thực ra thì thảo luận cho đến nay kết quả là một con số 0 to tướng. Bởi vì không thể nào, chỉ có năm người đi họp như vậy mà có thể quyết định được rằng có di dời hay không.
Cái quyết định di dời hay không là vấn đề tâm tư nguyện vọng, ảnh hưởng đến cả một cộng đồng của chúng tôi. Ví dụ như bây giờ di dời rồi lỡ gia đình tôi bị nạn hay có vấn đề gì đi nữa, thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho dòng họ của tôi.”
“Ví dụ nếu Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cảm thấy phải làm hồ Ka Pét đó, thì chúng tôi có đề nghị rất rõ ràng cụ thể phải giải quyết triệt để vấn đề đồng thuận của cộng đồng người Chăm; bằng cách phải đề nghị ban phong tục Hàm Thuận Bắc triệu tập các cuộc họp để lấy ý kiến của người dân xem họ đồng ý di dời hay không”.
“Ví dụ ở trong này là 10 ha, thì phải trả lại cho khu đó 10 ha và chúng ta sẽ di dời tất cả tất cả những di tích như khu mộ…
Di tích cũ nằm trong rừng khi đã bị chìm vào hồ nước rồi thì di tích mới thì phải khang trang và phải đáp ứng được nhu cầu hành hương tâm linh của cộng đồng người Chăm. RFA cho hay.
Tôi nghĩ, như thế thì người Chăm sẽ rất là mang ơn Chính phủ và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận.”
Ý Nhi – thoibao.de
>>>Muốn gặp Mỹ phải “lụy” Tàu. Tổng đạp đầu dân, cúi đầu trước “bạn vàng”?
>>>Đại án Việt Á: Chạy tội cho quan tham, Trung tướng Tô Ân Xô “vụng chèo khéo chống”?
>>>Những căn bệnh nguy hiểm của quan chức Cộng sản
>>>“Phải thay đổi để chúng ta có quyền hy vọng trời mỗi ngày lại sáng!”
Lần đầu tiên một Tổng thống đứng cạnh một Đảng trưởng trên bục danh dự