Có thể nói, vụ án Hồ Duy Hải gắn với cái tên Nguyễn Hòa Bình, đây là ví dụ điển hình về cái gọi là “tư pháp Xã hội Chủ nghĩa”. Có học vị tiến sĩ luật, mà lý giải cho việc vật chứng được mua ngoài chợ, như thế này: “Việc mua dao, thớt, vật tương tự là để nhận diện xem có đúng có dao ở hiện trường và sử dụng làm hung khí hay không, để hàng loạt dao thì Hải chỉ nhận diện một con dao làm hung khí. Quá trình Hải khai lúc ngắn
lúc dài, nhưng khi nhận diện thì đúng cái dao mà 3 anh dân phòng đã vứt đi và dọn ở phòng đó”. Trong khi đó, con dao được cho là hung khí thật thì bị cơ quan điều tra làm thất lạc.
Sau khi xử Giám đốc thẩm vụ án này, dư luận xã hội phản ứng dữ dội, vì sự trắng trợn áp đặt của cơ quan tố tụng, trong đó có Tòa án Nhân dân tối cao. Dính tai tiếng vụ án này, không những ông Nguyễn Hòa Bình không bị xử lý, mà sau đó, ông này còn được vào Bộ Chính trị. Điều đó cho thấy, Đảng Cộng sản công khai dung túng cho những con người chà đạp lên quy trình tố tụng, để gây ra án oan cho dân. Coi mạng dân như cỏ rác.
Sau khi xử ép án tử cho Hồ Duy Hải, bằng thứ bằng chứng mua ngoài chợ, thì ngày 26/10/2020, trong Báo cáo trình Quốc hội, ông Nguyễn Hòa Bình lại rao giảng đạo lý rằng, “Nâng cao chất lượng xét xử, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành tòa án phải đặt ra trong thời gian tới”. Đến kỳ họp Quốc hội sau đó 5 tháng, ông này lại nói rằng “5 năm không xảy ra kết án oan”.
Vi phạm luật tố tụng hình sự trong xét xử cũng là một dạng tội phạm. Tuy nhiên, vì nền tư pháp Xã hội Chủ nghĩa chuyên biến công lý thành diễn viên hài, nên những quan tòa như Nguyễn Hòa Bình mới nhởn nhơ như vậy. Đã làm sai pháp luật, nhưng lại lên truyền thông nói đạo lý, làm như bản thân mình trong sạch.
Tâm lý phạm thường là đổ tội hoặc chối tội, hoặc giả như bản thân trong sạch. Với cách hành xử và lời nói của ông Nguyễn Hòa Bình, thì rõ ràng, không khác mấy cách hành xử của bọn tội phạm chuyên nghiệp. Nếu ở các nước dân chủ, thì có lẽ, ông Nguyễn Hòa Bình đã bị pháp luật trừng trị.
Ngày 18/9, trong phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi). Ông Nguyễn Hòa Bình nói rằng, chỉ khi nào cố tình làm sai, làm sai lệch hồ sơ vụ án, giả mạo hồ sơ… thì mới phải chịu trách nhiệm. Không biết, trong vụ án Hồ Duy Hải, với tư cách là quan tòa, là người ra phán quyết sau cùng, nhưng ông lại dựa trên hồ sơ điều tra có vi phạm quy trình tố tụng để kết án tử cho bị cáo, thì ông có phải chịu trách nhiệm hay không? Nếu căn cứ theo lời ông nói, thì ông đâu có làm sai lệch hay giả mạo hồ sơ điều tra?
Ông Nguyễn Hòa Bình – với vai trò là Chánh án Tòa án cao nhất – nghĩa là người áp dụng luật; đồng thời cũng là người soạn thảo luật Tổ chức Tòa án – thì liệu rằng, luật này có được công bằng hay không? Bản thân ông khi ngồi ở ghế quan tòa, với cán cân công lý trên tay, mà ông trắng trợn xô lệch nó; thì khi ông soạn thảo luật, khó mà có được luật công bằng.
Nguyễn Hòa Bình ở vị trí là quan tòa, nhưng về bản chất, ông ta là một tội phạm. Ông Nguyễn Hòa Bình cũng là đại biểu Quốc hội khóa 14. Ông ta vừa xử án vừa làm luật, thì đúng là chỉ có ở Việt Nam.
Ở những nước dân chủ, làm gì có chuyện tư pháp lại nhảy vào cơ quan lập pháp, ung dung làm luật? Chưa nói tới việc xét xử bất công, thì việc làm luật ở Việt Nam, về bản chất, không vì sự công bằng và sự tiến bộ xã hội. Còn Đảng Cộng sản thì nền tư pháp này sẽ tiếp tục sản sinh ra những Nguyễn Hòa Bình khác mà thôi.
Ý Nhi – Thoibao.de