Link Video: https://youtu.be/dOQgpbB1BUM
Ngày 11/10, báo Tuổi Trẻ loan tin “Biển số xe 51K-888.88 từng đạt giá 32 tỷ đồng được đưa ra đấu giá lại”.
Theo đó, cũng ngày 11/10, trên trang đấu giá của Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam niêm yết các biển số chuẩn bị được đưa ra đấu giá. Trong danh sách này có 6 biển số đã được đấu giá hôm 15/9.
Sáu biển số này gồm: 51K-888.88 (thành phố Hồ Chí Minh, giá trúng trước đó là 32,340 tỉ đồng); 30K-555.55 (Hà Nội, giá trúng trước đó là 14,12 tỉ đồng); 30K-567.89 (Hà Nội, 13,075 tỉ đồng); 36A-999.99 (Thanh Hóa, 7,47 tỉ đồng), 98A-666.66 (Bắc Giang, 3,075 tỉ đồng), 47A-599.99 (Đắk Lắk, 1,37 tỉ đồng). Báo Tuổi Trẻ cho hay.
Như vậy, 6/11 biển số đã được đấu giá trong phiên đầu tiên (15/9) không được người trúng đấu giá hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Các biển số còn lại đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, đăng ký xe, không xuất hiện trong danh sách này.
Báo Tuổi Trẻ dẫn quy định tại Nghị định 39/2023/NĐ-CP của Chính phủ, những trường hợp trúng đấu giá biển số ô tô, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả, phải nộp toàn bộ tiền trúng đấu giá. Số tiền này được trừ số tiền đặt trước và không bao gồm lệ phí đăng ký xe.
Cũng tại Nghị định này, Chính phủ quy định, nếu người trúng đấu giá không nộp đủ tiền trong thời gian quy định, kết quả đấu giá sẽ bị hủy.
Biển số xe sẽ được đưa ra đấu giá lại, đồng thời, số tiền đặt trước (40 triệu đồng) sẽ không được hoàn lại và nộp vào ngân sách nhà nước.
Báo Tuổi Trẻ cho biết thêm, hôm 15/9, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam tổ chức đấu giá biển số xe ô tô, phiên đấu giá thứ nhất, bao gồm 11 biển số của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng số tiền dự kiến thu được từ phiên đấu giá này là 82,325 tỉ đồng.
Biển 51K-888.88 trong phiên đấu giá này giữ kỷ lục trúng đấu giá cao nhất. Chưa đầy 10 phút, người tham gia đã trả mức trên 10 tỉ đồng. Những phút cuối cùng, mức giá hơn 32 tỉ đồng được chốt sau 427 lượt trả.
Tuy nhiên, vẫn theo báo Tuổi Trẻ, sau khi biển số này trúng đấu giá thì người trúng đấu giá đã không thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo thời gian quy định.
Do đó kết quả trúng đấu giá này đã bị hủy. Biển số này được đưa ra đấu giá lại.
Không rõ, những người to gan dám “giỡn mặt” Bộ Công an này rồi có phải “trả giá” gì hay không.
Vụ việc này làm nhiều người liên tưởng đến vụ Tân Hoàng Minh đấu giá đất Thủ Thiêm với giá trên trời, nhưng sau đó lại bỏ cọc, không thực hiện thương vụ mua bán đất.
Báo VnExpress cho hay, để bỏ cọc, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh, ngày 10/1/2022 đã viết hẳn một “tâm thư” gửi lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, ông Dũng lý giải rằng, “Bỏ cọc để… bảo đảm một phần ổn định thị trường bất động sản”.
Theo truyền thông nhà nước, ngay sau buổi đấu giá “vô tiền khoáng hậu“, với kỷ lục hơn 2,4 tỷ đồng/m2 đất Thủ Thiêm, thành phố Hồ Chí Minh, dư luận dấy lên nhiều ý kiến trái chiều.
Trong đó, không ít ý kiến đặt giả thiết việc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư Ngôi Sao Việt thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh sẽ bỏ cọc. Số tiền cọc để tham gia đấu giá lô đất này lên đến gần 600 tỷ đồng, và Công ty Ngôi Sao Việt cũng đã ký hợp đồng với Trung tâm Đấu giá và Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh.
Báo Dân Trí còn cho biết, ông Đỗ Anh Dũng tiết lộ lý do tham gia đấu giá, là mong muốn “góp sức nhỏ bé của mình để thành phố Hồ Chí Minh có thêm động lực khắc phục khó khăn sau đại dịch”.
Không rõ, “tâm huyết” của ông Dũng có được giới lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh coi trọng hay không, nhưng chỉ 3 tháng sau đó, cả hai cha con ông Dũng đã bị bắt vì tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cũng không rõ, đây có phải là đòn trừng phạt cho tội dám “giỡn mặt” chính quyền hay không.
Quang Minh
>>> Bộ Công an lại kêu gọi bà Chủ tịch AIC ra đầu thú
>>> Quy hoạch cán bộ khóa XIV, có loại được thành phần cơ hội, phe nhóm?
>>> Cần rạch ròi trong yêu – ghét đối với Trung Quốc
>>> Hà Nội có “xây dựng” được người thanh lịch như yêu cầu của Thủ tướng?
Hiệu trưởng bị khởi tố vì rủ trẻ vị thành niên vào nhà nghỉ