Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 8, bị tập thể Ban Chấp hành Trung ương và các cựu quan chức thuộc Hội đồng lý luận Trung ương cáo buộc, có rất nhiều sai phạm trong việc để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương nhiều người không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
Công luận lâu nay cho rằng, chưa có bao giờ, Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền của họ lại để xảy ra tình trạng cán bộ chạy chức chạy quyền, dùng tiền bạc vật chất để mua ghế, trầm trọng như thời ông Trọng làm Tổng Bí thư.
Giới quan sát quốc tế cũng như ở Việt Nam đều có chung một nhận định rằng, với kinh nghiệm về tổ chức nhân sự trong thời gian dài, ông Trọng có muôn vàn “quỷ kế”, không ai có thể theo kịp. Với các thủ đoạn ngày tinh vi hơn, nên ông Trọng đã quật ngã hầu hết các đối thủ chính trị, hay những người muốn tranh giành quyền lực của ông.
Với cách làm việc độc đoán, thiếu minh bạch, một mình một ngựa, giả sử, ông Trọng tay phải sắp xếp nhân sự, tay trái cho đàn em bán chức, thì ai biết được có “ma ăn cỗ” hay không? Hoặc giả như ông Trọng làm lơ, bật đèn xanh, tạo điều kiện cho tay chân thao túng, môi giới, khiến tình trạng cán bộ chạy chức chạy quyền, mua chức bán tước thì cũng không ai biết.
Đó là lý do trong các kỳ đại hội đảng gần đây, dư luận cứ hay thắc mắc, tại sao các quan chức lứa mới được bổ nhiệm, toàn loại lãnh đạo vươn lên bằng mánh khóe, dùng thủ đoạn chính trị và tiền bạc để thăng tiến.
Đa phần đi lên từ cán bộ Đoàn, công tác thanh niên, công tác đoàn thể, song, lại biết nhẫn nhục, biết lấy lòng quan trên, rồi học tại chức kiếm cái bằng cử nhân, cộng thêm cái bằng lý luận chính trị cấp cao v.v… để rồi, cứ đến hẹn lại lên, vài ba năm nhảy từ cấp xã lên cấp huyện, rồi lên cấp tỉnh. Anh nào tốt số còn được “luân chuyển”, rồi tót lên Trung ương, kể cả lọt vào Bộ Chính trị cũng chẳng phải là không thể.
Nhưng với điều kiện là, mỗi nấc thang danh vọng, muốn có quyền thì phải đi đôi với có tiền chi để mua ghế. Vốn ít thì mua ghế nhỏ, đi với bổng lộc khiêm tốn, gom góp đôi ba năm, có món kha khá nặng tay lại mua ghế cao hơn. Bởi quy luật bất thành văn của lũ quan chức thăng tiến ngày nay, tiền nào thì mua ghế ấy, ghế càng to thì bổng lộc càng nhiều, thì chi phải càng lớn.
Quy trình nhân sự như vậy nên mới sản sinh ra các loại quan chức lãnh đạo, ăn nói lắp bắp hay “ngọng níu ngọng nô”, như các Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Phùng Xuân Nhạ…
Điển hình, phải kể tới loại lãnh đạo lấc cấc, mất dạy như Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ông Hùng đã cư xử thất lễ khi được Thủ tướng Phạm Minh Chính giao cho đi đón quốc khách – Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Nguyễn Văn Hùng làm đến chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Ủy viên Trung ương Đảng, vậy mà không biết các quy tắc ngoại giao tối thiểu. Thay vì phải đi ngoài để nhường thảm đỏ cho khách, và phải đi lùi đằng sau khách, thì ông Hùng lại nghênh ngang đi ngang hàng, lại còn chễm chệ chiếm giữa thảm đỏ, để quốc khách phải đi bên ngoài rìa.
Đó là những ví dụ chua chát về chất lượng nhân sự lãnh đạo, những sản phẩm trực tiếp do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tạo ra.
Đó cũng là lý do vì sao, dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra tình trạng đấu đá, tranh giành quyền lực triền miên.
Bởi ghế được mua, hoặc được thỏa thuận đổi chác, nên càng lên cao thì giới lãnh đạo mới cảm thấy an toàn. Cho nên, bằng mọi giá, họ cũng phải leo thật cao, chui thật sâu. Nếu không, để sa cơ lỡ bước, phải rời ghế, thì sẽ bị phía đối thủ làm thịt ngay lập tức.
Bản thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đang ở tình trạng đúng y như vậy. Đây chính là cái hệ quả của việc chọn lọc nhân sự do mua quan, bán chức là chủ yếu.
Nay điều đó đã trở thành bài học nhãn tiền, ông Trọng có muốn rời ghế, muốn về hưu, muốn thành “người tử tế” cũng không thể được. Trong ba nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư, ông đã gây thù chuốc oán quá nhiều, nên bây giờ, nếu ông Trọng nhấc đít lên là kẻ thù sẽ dìm ông xuống bùn đen ngay lập tức.
Chúng ta hãy chờ xem!./.
Trà My – Thoibao.de