Giá cổ phiếu VinFast từ trên trời rơi xuống vực

Link Video: https://youtu.be/e37xfIJiZZc

Ngày 19/10, VOA Tiếng Việt loan tin “Giá cổ phiếu VinFast rơi xuống đáy mới dưới 6 đô la; hãng lỗ 5,9 đô la từ 2020”.

Theo đó, giá cổ phiếu của hãng ô tô điện Việt Nam VinFast – mã VFS – lao dốc trong 1 tháng 3 tuần, và xuống mức đáy mới chưa đến 6 đô la, khi thị trường Nasdaq của Mỹ đóng cửa hôm 18/10. Ở thời điểm 11h sáng 19/10, VFS có giá khoảng 5,7 đô la. Tình trạng giá trị cổ phiếu bay hơi diễn ra trong bối cảnh hãng xe của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lỗ 5,9 tỷ đô la, tính từ năm 2020 đến hết quý 3 năm 2023.

VOA dẫn dữ liệu của sàn Nasdaq cho thấy, trong phiên giao dịch hôm 18/10, mã cổ phiếu VFS của VinFast có lúc chỉ còn 5,81 đô la, và chốt phiên ở mức 5,97 đô la. Chỉ riêng trong 3 ngày giao dịch của tuần này, VFS đã giảm 25%. So với mức giá khi mới lên sàn hồi giữa tháng 8, VFS đã mất giá hơn 40%.

VOA nhắc lại 2 tuần tăng giá ngoạn mục ngay sau khi lên sàn của VFS – cổ phiếu của hãng xe ra đời năm 2017 này. Theo đó, giá của VFS cất cánh từ mức 10,45 đô la hôm 14/8, rồi vọt lên mức 82,35 đô la khi thị trường đóng cửa hôm 28/8. Nhưng kể từ lúc lập đỉnh này đến nay, VFS đã rơi tự do và bốc hơi đến 93% giá trị.

VOA bình luận, tình trạng giá cổ phiếu mỗi tuần lại xuống thấp hơn, diễn ra cùng với việc hãng xe của người giàu nhất Việt Nam công bố số liệu với báo chí trong nước, cho thấy, rất khó có thể hoàn thành kế hoạch bán hàng của năm nay.

Đến hết 9 tháng đầu năm 2023, hãng đã giao 21.342 xe ô tô điện, chưa bằng một nửa mục tiêu đặt ra là bán được 50.000 xe trong cả năm.

Bên cạnh đó, VOA dẫn một cáo bạch của VinFast đăng trên trang web của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ hồi đầu tháng 10, trong số xe đã giao, có ít nhất hơn 7.000 xe được bán cho hãng taxi GSM mới ra đời, cũng thuộc sở hữu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Hình: Bản tin trên VOA

Một số báo mạng nước ngoài, trong đó có một trang chuyên về ô tô nổi tiếng, gọi đó là động thái “VinFast bán xe cho chính mình”.

VOA cho biết thêm, doanh số bán xe của VinFast hiện chưa bằng 1/10 công suất của nhà máy được hãng đặt ở Hải Phòng. Hãng này nhiều lần cho hay, nhà máy có thể sản xuất 250.000 xe/năm trong giai đoạn 1 và nâng lên 950.000 xe/năm trong tương lai.

VOA nhắc lại bình luận của Giáo sư Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, một chuyên gia tài chính kỳ cựu ở Texas, Mỹ, từng nói vào hồi đầu tháng 10 rằng, lượng bán xe thấp xa so với công suất chế tạo, làm cho hãng sẽ còn phải mất nhiều năm mới có thể đạt điểm hòa vốn.

VOA cho biết thêm, kể từ năm 2020 cho đến hết quý 3 năm nay, VinFast đã lỗ tổng cộng hơn 5,9 tỷ đô la; gồm lỗ 623 triệu đô la trong quý 3/2023; lỗ 526,7 triệu đô la trong quý 2 và lỗ 598 triệu đô la trong quý 1. Hồi năm ngoái, hãng lỗ 2,1 tỷ đô la. Trước đó, khoản lỗ của hãng trong năm 2021 là hơn 1,3 tỷ đô la, và gần 800 triệu đô la vào năm 2020.

Hình: Báo chí trong nước từng tung hô rầm trời khi giá cổ phiếu VFS đạt đỉnh

Như vậy, có thể thấy, các khoản lỗ của VinFast đang gia tăng theo thời gian.

Được biết, bất chấp thua lỗ và tình hình thực tế là xe không bán được, dù ở thị trường Việt Nam hay thị trường Mỹ, thì hãng VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn đang tiếp tục lên kế hoạch mở rộng thị trường sang nhiều khu vực, trong đó kế hoạch xây nhà máy tại Indonesia và Ấn Độ.

Liệu những kế hoạch viển vông của VinFast có giúp hãng này thoát khỏi tình cảnh nợ nần chồng chất hiện nay hay không? Hay đó chỉ là những kế hoạch “làm màu” cho thiên hạ xem với mục đích lùa gà?

Công suất nhà máy VinFast tại Hải Phòng hiện nay là 250.000 xe/năm; công suất nhà máy thứ hai tại Mỹ đang xây dựng, dự kiến là 150.000 xe/năm; nhà máy thứ ba tại Indonesia, nếu được triển khai sẽ có công suất từ 30.000 đến 50.000 xe/năm. Cộng tất cả, VinFast có khả năng sản xuất khoảng 450.000 xe/năm vào năm 2026, nghĩa là chỉ 3 năm nữa.

Không rõ, với tình trạng hiện nay, VinFast là sao để tiêu thụ hết lượng xe này?

Hình: VinFast lên kế hoạch xây nhà máy tại Indonesia

Hoàng Anh

>>> Chênh lệch thu chi Quỹ Bảo hiểm Xã hội hàng triệu tỷ đồng đang nằm ở đâu, hay vào túi ai?

>>> Cách làm dự án để rỉa tiền dân, 35 ngàn tỷ nếu được duyệt, thì đấy là đại thảm họa văn hóa!

>>> Hồ Mẫu Ngoạt, cựu trợ lý Tổng Bí thư, đã làm ông Nguyễn Phú Trọng mất uy tín như thế nào?

>>> Nợ gần 8 tỷ đô, âm vốn 2,7 tỷ đô, cổ phiếu VFS cắm đầu. VinFast tứ bề thọ “nợ”!

Tập Cận Bình lên giọng dạy dỗ Việt Nam “chớ quên cội nguồn tình hữu nghị