Link Video: https://youtu.be/riP3SnxnLVw
Câu chuyện nữ hoàng nội y, nữ người mẫu Ngọc Trinh chưa có hồi kết, bất chấp sự phản ứng của dư luận, và số đông dân chúng không đồng tình với cách xử lý của Công an thành phố Hồ Chí Minh.
Công an cho rằng, Ngọc Trinh đã tổ chức quay phim, rồi biên tập và đăng các clip biểu diễn xe phân khối lớn lên các tài khoản mạng xã hội, gây bất bình dư luận và tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trên không gian mạng.
Trong khi, dư luận cho rằng, hành động của Ngọc Trinh chỉ là một tội danh nhẹ, chỉ cần xử phạt hành chính và yêu cầu lao động công ích là đủ.
Một số chuyên gia về luật pháp cho rằng, việc đăng tải video lên mạng xã hội của cô Ngọc Trinh là một việc bình thường, pháp luật không cấm, tại sao lại bị quy vào tội “Gây rối trật tự công cộng”? Đây là điều hết sức vô lý. Và chính việc này mới gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức và an toàn xã hội.
Chưa hết, nhiều động thái cho thấy, chính quyền Việt Nam muốn “đập” người mẫu Ngọc Trinh nói riêng, và giới nghệ sĩ nói chung, cho chết hẳn. Đánh cho họ hết đường sống, kể cả sau khi mãn án (nếu có). Quan trọng hơn, đây sẽ là một bài học mang tính răn đe, dằn mặt, đối với bất kỳ cá nhân nào nổi tiếng hơn Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là với giới showbiz.
VietNamnet, ngày 22/10 đưa tin, Bộ Văn hóa sẽ xem xét việc đưa Ngọc Trinh vào “danh sách đen”. Theo đó, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nói với báo chí sau khi Công an thành phố Hồ Chí Minh tiến hành khởi tố, bắt tạm giam Ngọc Trinh.
Ông Nguyễn Danh Hoàng Việt giải thích, danh sách đen (blacklist) gồm những người sai phạm, cơ quan quản lý Nhà nước không khuyến khích các nhà quảng cáo hợp tác, ủng hộ. Đó là một trong những cách giúp môi trường mạng ngày càng trong sạch.
Công luận và giới chuyên gia thấy rằng, cách hành xử của chính quyền Việt Nam trong vụ việc người mẫu Ngọc Trinh đã cho thấy, đó là những hành xử mang hơi hướng độc đoán, thậm chí còn tàn bạo, hơn cả nhà nước Bắc Triều Tiên.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng đã bày tỏ sự lo ngại khi cho rằng, “Nếu vụ này truy tố thành công và đưa ra xét xử nó sẽ dẫn đến hệ lụy là bất cứ ai đưa một clip nào đó lên mạng chẳng nhắm đến ai, cũng chẳng đụng chạm đến ai vẫn có thể bị chụp cái mũ “gây rối trật tự công cộng’. Nó cho thấy sự chuyển hướng của công an với mục đích bóp nghẹt tiếng nói người dân trên các trang mạng xã hội.. Và rồi tới đây sẽ có thêm điều luật nhằm hạn chế tối đa quyền biểu đạt của người dân trên không gian mạng bên cạnh Điều 117 và Điều 331.”
Điều bất ngờ, báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh sau đó, ngày 23/10 đưa tin: “Ngày 23/10, trả lời Pháp Luật thành phố về thông tin sẽ xin ý kiến cấp trên để xem xét có đưa Ngọc Trinh vào danh sách “đen” hay không, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Văn hóa Nguyễn Danh Hoàng Việt lên tiếng phủ nhận. Theo ông Việt, thông tin trên là không đúng, không chính xác.”
Điều đó không biết có liên quan đến việc công luận và giới luật sư phản ứng mạnh mẽ, bất bình thường hay không? Và rõ ràng, kiểu cách đưa vào danh sách đen (blacklist) của Bộ Văn hóa là một cách triệt đường sống của giới nghệ sĩ, cũng như những người cầm bút có quan điểm khác biệt, khi lên tiếng về hiện tình Việt Nam hiện nay.
Xin được nhắc lại, trong thư chung đề ngày 21/11/2021, các báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc đã nêu quan ngại của họ, về “những điều khoản mơ hồ của Bộ luật Hình sự”, và cho rằng, điều này dường như “không phù hợp với các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế”. Họ nhắc đến các Điều 117 và Điều 331, thường được nhà nước Việt Nam dùng để chống lại những cá nhân thực hành quyền tự do biểu đạt và truyền đạt thông tin.
Đồng thời, Liên Hiệp Quốc cũng kêu gọi Việt Nam xóa bỏ hai điều này, vì chúng đi ngược với quyền tự do ngôn luận, được quy định theo Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam là thành viên.
Trà My
>>> Sự mất phương hướng nguy hiểm trong hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản?
>>> Không thể tin: Vì sao lãnh đạo Việt Nam lại mong muốn được lương thiện?
>>> Cái gai nào Thủ tướng Chính cài vào ghế Tô Lâm? ông Tô quyết cho lính già nhổ “tróc gốc”(bài 2)
>>> Đồng môn “tương tàn”. Để ghìm tay Thủ tướng, Tô Lâm ra quyết định đạp lên luật lao động (bài 1)
Nếu không tranh hùng chức Tổng Bí thư, Tô Lâm sẽ lót đường cho Huệ. Tô cam chịu hay tranh bá? (phần cuối)