Lực lượng Công an của Việt Nam vốn đã rất đông. Tuy nhiên, dưới trướng của lực lượng Công an còn có cái gọi là Tổ bảo vệ an ninh trật tự hoặc tổ dân phố cho từng cụm dân cư nhỏ. Cả nước có đến gần 8.500 thôn xóm và tổ dân phố, và lực lượng này có khoảng 250.000 người. Ước tính, ngành công an phải chi ra 3.000 tỷ đồng mỗi năm để nuôi lực lượng này.
Lực lượng này là nơi quy tụ những thành phần thất học, vô công rỗi nghề, hoặc tội phạm tá túc. Cái gọi là lực lượng dân phòng được công an phân công trực tại các tổ dân phố, thường là thành phần hung hăng, không biết luật và cậy quyền cậy thế. Không ít kẻ trong lực lượng này kiêm luôn nghề “đạo chích”, hoặc chỉ điểm cho đạo chích lẻn vào ăn cắp của dân. Bởi không ai rành lịch trình đi lại của những chủ nhà bằng các dân phòng ngày đêm canh gác đầu hẻm.
Hồi năm ngoái, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Nguyễn Minh Tân 19 năm tù, vì tội giết người. Được biết, Nguyễn Minh Tân và đồng phạm đã phạm tội giết người vào cuối năm 1994, sau đó Tân đã bỏ trốn. Tân bị phát hiện khi ông này xuất hiện trong một chương trình truyền hình có tên “Tỏa sáng giữa đời thường”.
Như vậy, người “tỏa sáng” lại chính là hung thủ giết người và đang trốn lệnh truy nã. Tuy nhiên, Tân lại trốn ngay trong lực lượng dân phòng, núp dưới trướng công an, một cách khá tinh ranh.
Được biết, ngành công an là sử dụng lực lượng dân phòng để làm những điều trái đạo đức, trái pháp luật nhằm tránh bị dư luận lên án. Ví dụ như, chính quyền phường xã nhân danh dọn dẹp trật tự đường phố, họ muốn tịch thu gánh hàng rong của những người bán hàng rong cùng khổ. Nếu họ thẳng tay đạp đổ những gánh hàng này, thì sẽ bị dư luận lên án, bởi nó quá vô đạo đức. Lúc này công an sẽ xua lực lượng dân phòng xông tới làm những chuyện như thế, để tránh tiếng xấu cho công an.
Ai đã từng tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc thì sẽ rất thấm thía sự khốn nạn, vô nhân tính, của lực lượng dân phòng. Trong những trường hợp này, lực lượng dân phòng được công an bảo kê, đã có những hành động tàn ác như con thú hoang đói mồi khi được thả.
Với số tiền 3.000 tỷ đồng của dân, đáng lẽ, chính quyền dùng nó để đầu tư phúc lợi cho dân, thì sẽ giúp được rất nhiều người cực khổ, không đủ điều kiện sống cơ bản. Tuy nhiên, chính quyền này chỉ hô hào “vì dân” chỉ trên miệng, còn thực tế, nó đang móc túi dân để nuôi những lực lượng hại dân, như lực lượng dân phòng.
Nếu để giữ bình yên cho dân, thì không cần nhiều công an, cũng không cần dân phòng, chỉ cần một lực lượng công an vừa đủ và quan trọng là phải có tinh thần thượng tôn pháp luật. Như ở các nước dân chủ, lực lượng cảnh sát không quá nhiều, mà xã hội vẫn rất bình yên. Còn như Việt Nam, lực lượng công an không biết thượng tôn pháp luật, thì càng nhiều sẽ càng khiến người dân thấy bất an.
Lực lượng dân phòng là thành phần ô hợp, và tiền trợ cấp của họ chỉ chừng 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Với mức thu nhập đó, nếu không phải là thành phần vô công rỗi nghề, thất học, hay tội phạm trốn truy nã cần nơi ẩn náu, thì chẳng ai tham gia vào lực lượng này.
Có ý kiến từ trong cho biết, sở dĩ Tô Lâm duy trì lực lượng này, vì chính nó là lý do để cho các sếp công an ở địa phương có cơ hội rút rỉa. Bởi rỉa tiền của thành phần dốt nát, không hiểu biết gì, là dễ dàng nhất, bởi thành phần này không biết cách khui ra sai phạm của bọn bên trên. Còn người khác, chẳng ai hơi đâu mà đi vạch mặt bọn ăn chặn, bởi chả ai ưa thành phần tay sai này.
Ý Nhi – Thoibao.de