Link Video: https://youtu.be/gzANQop8OVE
Từ ngày 30/10 đến ngày 3/11, báo Tiếng Dân đã đăng liên tiếp 5 kỳ loạt bài “Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa” của nhà báo Nguyễn Thông.
Nhân vụ Thành Bưởi, tác giả nhớ chuyện đi lại những năm nào, thời bao cấp, ở miền Bắc trước và sau năm 1975, ở miền Nam sau 1975. Đó là một chương sử hãi hùng, khổ nạn. Con người bị hành hạ như con vật.
Tác giả nhắc lại việc bản thân từng bị tuyên truyền, bị giáo huấn hồi tuổi thiếu nhi và thanh niên về cái gọi là chìm đắm, rên xiết, màn đêm đen tối… của cái “chế độ Mỹ ngụy tàn bạo”. Khi so sánh với những bức ảnh sống động được chụp lại của xã hội miền Nam trước 1975.
Điều khiến tác giả rất sửng sốt trong những sự bất ngờ, là phương tiện đi lại. Nó nói lên sự khác biệt của hai miền.
Những nẻo đường miền Bắc thời ấy (thập niên 50 – 70) trông thật nghèo nàn, thiếu thốn, xơ xác. Chúng phô bày ra trên từng mét đường, có muốn giấu, muốn che đậy cũng không giấu nổi.
Trong khi đó, tác giả so sánh, nhiều bức ảnh, ngay từ những năm 1957 – 1958, đường Sài Gòn đã nhan nhản xe taxi. Thập niên 1960, ô tô chạy như mắc cửi.
Tác giả nhận xét, nếu xe khách là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân miền Bắc, thì xe đò trong Nam lại hoàn toàn khác. Những hãng xe đò Hưng Long, Hưng Phú, Phi Long, Thuận Thành, Thuận Hiệp, Tân Hưng, Phước Hòa, cơ man là hãng tư nhân, đếm không xuể…
Tác giả nhắc lại bộ phim “Chuyến xe bão táp”, ra đời năm 1977 của đạo diễn Trần Vũ, mà bây giờ được coi như chuyện cổ tích, chỉ có những thế hệ sống vào những năm tháng ấy mới thấy rợn người.
Tác giả nhớ lại ký ức khi lên 9 tuổi, vào năm 1964, mỗi lần đi từ làng quê tác giả về Hải Phòng, cách 23km, thì chỉ có đi bộ, do không thể bắt được xe.
Đố ai giành được vé xe với người nhà nước và con buôn. Trên chiếc xe ca cũ kỹ, tậm tạch, không cửa kính, ghế đổ nát xiêu vẹo, người ta nhét khách lên đó như buôn lợn. Khách đứng nhiều hơn khách ngồi. Đúng nghĩa hành khách. Vậy nhưng, không phải ai cũng có được sự may mắn khốn nạn ấy.
Tác giả cho biết, trước và sau 1975, thủ đô chỉ có hai bến xe khách chính là bến Nứa (Long Biên) và bến Kim Mã.
Giờ cứ nhớ lại hai cái bến ấy với những chiếc xe ca quốc doanh hiệu Thống Nhất, Ba Đình rệu rã, cảnh người chen chúc xếp hàng trong những lối chăng dây thép gai, chịu sự khủng bố của đám tài xế, phụ xe, nhân viên bán vé trong quầy, không thể tưởng tượng được tại sao con người lại bị đày đọa khốn khổ đến vậy.
Tác giả bình luận, khi nhà nước Xã hội Chủ nghĩa nhúng tay vào chỗ nào là chỗ ấy đầy bi kịch, con người như đám cỏ bị chà đạp. Chỉ một nhân viên bán vé trong quầy cũng có thể quát nạt, hạch sách, đòi hỏi, vặn vẹo vùi dập bất cứ ai, nói chi quan này quan nọ. Bến xe thời bao cấp là một thế giới thu nhỏ của cái xã hội đầy bất công và tội ác.
Theo tác giả, sau khi đánh thắng hai đế quốc to, những người Cộng sản, nhất là mấy ông kễnh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười… coi trời bằng vung, tự đắc. Họ vênh vang tuyên bố “từ nay đất nước vĩnh viễn sạch bóng quân thù”, đường lớn Xã hội Chủ nghĩa rộng mở thênh thang, chả mấy chốc nữa sẽ tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản.
Ông Duẩn nói chúng ta sẽ vượt cả Nhật Bản. Đi đâu, chỗ nào cũng thấy băng rôn, khẩu hiệu về Chủ nghĩa Xã hội.
Tác giả cho hay, ông đã sống trong những năm tháng dữ dội ấy, đã chứng kiến tất cả, và mau chóng nhận ra rằng, người ta đã ngu dốt phá nát nền kinh tế miền Nam, thì sự thành công của Chủ nghĩa Xã hội còn xa vời lắm.
Nền kinh tế miền Nam đang huy hoàng, phát triển vậy, chỉ vài nhát quét bằng chủ trương này nọ, họ mau chóng đưa về tầm ngang bằng miền Bắc để cùng nhau thụt lùi.
Hệ thống cửa hàng thương nghiệp nhà nước, ban đầu sau tháng 4/1975, còn có hàng tồn kho, hàng chiếm đoạt được từ “bọn tư sản bóc lột” đem phân phối cho cán bộ công nhân viên, nhưng chỉ một thời gian ngắn, cũng hết. Sau đó là gạo hẩm đầy bông cỏ hoặc sạn, còn lại là mì sợi, củ mì (sắn) và hạt cao lương (hạt bo bo).
Hàng hóa hiếm một, thì xăng dầu, nhiên liệu hiếm mười. Cả thế giới cấm vận không thèm chơi với anh hùng đang “kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mỹ”. Không có xăng, xe cộ, ô tô, xe máy thành cục sắt.
Hoàng Anh
>>> Tự nhiên tặng xe đạp, chắc chắn có “âm mưu”!
>>> Báo động tình trạng suy thoái đạo đức và lối sống của quan chức lãnh đạo Việt Nam?
>>> Lại thêm đường dây bán dâm ngàn đô
>>> Việt Nam muốn gửi thông điệp gì khi mời Putin sang thăm?
Chánh án Nguyễn Hòa Bình thiếu tự trọng vì tự khen