Link Video: https://youtu.be/zsPCPC33bH8
Ngày 22/11, VOA Tiếng Việt cho hay “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp chống tham nhũng, yêu cầu “hợp đồng tác chiến”’.
VOA cho biết, hôm 22/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ca ngợi công tác phòng chống tham nhũng tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong bối cảnh nhiều vụ đại án diễn ra gần đây đang làm chấn động công chúng, gần nhất là vụ Vạn Thịnh Phát với số tiền các quan chức nhận hối lộ hàng triệu đô la.
Báo cáo tại cuộc họp cũng đề cập đến một loạt đại án như: Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Sài Gòn Co.op…
Đã có 76 tổ chức Đảng bị kiểm tra vì liên quan đến các vụ án ở Tập đoàn FLC, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty AIC. Theo đó, 57 đảng viên đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có 7 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, bao gồm 3 nguyên bí thư tỉnh ủy, 4 chủ tịch, nguyên chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, vẫn theo trang tin của Chính phủ Việt Nam.
Dường như, đối với ông Trọng, việc phá được nhiều án, nhiều đại án, là thành tích, là công lao của Đảng. Tuy nhiên, có vẻ như ông không thèm quan tâm đến hậu quả của các đại án này đối với nền kinh tế và sự ổn định xã hội. Cũng như, ông bất chấp một điều quan trọng, đó là cần ngăn chặn tham nhũng trước khi nó xảy ra, hơn là để mặc cho tham nhũng phát triển rồi đi đánh án.
Theo VOA, tại cuộc họp, ông Nguyễn Phú Trọng ca ngợi công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “làm ngày càng tốt, có thêm nhiều kinh nghiệm, bài học”, và nói thêm rằng “cần xây dựng lý luận về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam”.
Các vụ đại án tham nhũng nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận như vụ Việt Á, AIC, FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát… được yêu cầu phải tập trung điều tra và “xử lý nghiêm”.
Mỉa mai thay, việc “xử lý nghiêm” của ông Trọng lại là cho phép tự nguyện nộp lại tiền tham nhũng và tự nguyện từ chức, thì sẽ miễn cho xử lý hình sự; đồng thời, trong cùng một vụ án, cùng một tội danh, đã có sự bất tương xứng trong kết luận điều tra của công an, cũng như tội danh đề nghị khởi tố, khiến dư luận bất bình. Như vậy, thử hỏi ông Trọng, sự nghiêm minh của pháp luật ở chỗ nào?
VOA dẫn một số tổ chức, định chế quốc tế theo dõi Việt Nam lâu nay, đánh giá rằng, tham nhũng là một vấn đề dai dẳng ở Việt Nam trong nhiều năm, và càng trở nên trầm trọng hơn do những thách thức cố hữu của nhà nước độc đảng, như nền pháp quyền yếu kém, thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình, cũng như mối quan hệ mạnh mẽ giữa chính trị và kinh doanh.
VOA cho biết thêm, kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch “đốt lò” vào năm 2016, rất nhiều quan chức đã bị cách chức, khai trừ khỏi Đảng hoặc bị bỏ tù vì tội tham nhũng. Tuy nhiên, chiến dịch chống tham nhũng của ông của gây tranh cãi, bởi một số ý kiến cho rằng, nó cũng là công cụ thanh trừng lẫn nhau giữa các phe nhóm trong Đảng.
Về mặt xã hội, những con số “khủng” về lượng tiền nhận hối lộ trong nhiều vụ đại án tham nhũng những năm gần đây, đã khiến người dân sốc và bức xúc, nhưng điều công chúng quan tâm nhiều hơn là số tiền thu hồi có được trả lại cho dân hay không.
Thực tế cho thấy, vụ chuyến bay giải cứu, nhà cầm quyền đã “làm lơ” hành khách trong các chuyến bay này – những nạn nhân trực tiếp của vụ án. Vụ Việt Á cũng không hề đề cập tới thiệt hại của người dân – những người bị “ngoáy mũi” với tiền có thể đến tiền triệu, do công việc cần đi lại của họ.
Vụ Ngân hàng SCB, thiệt hại của dân rất cụ thể, rõ ràng, không rõ, chính quyền sẽ xử lý ra sao?
Thu Phương
>>> Tài xế nổi nóng với người nước ngoài bị đình chỉ công việc
>>> Đảng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về vụ Vạn Thịnh Phát
>>> Tiền bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt đã đi đâu?
>>> Chánh án Nguyễn Hòa Bình xem thường đại biểu của dân
Ba vấn đề cần làm rõ trong vụ Vạn Thịnh Phát