Link Video: https://youtu.be/JwaBUKN8U_k
Sinh lão bệnh tử là quy luật của mỗi đời người, mà bất cứ ai cũng phải trải qua. Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuổi cao, sức yếu, cũng là chuyện hết sức bình thường.
Ngày 14/10, truyền thông nhà nước đưa tin, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khi nói về cơ chế, vai trò của đảng Cộng sản Việt nam và chính quyền trong mối quan hệ với nhân dân, ông Trọng đã khẳng định rằng, “Cơ chế của Việt Nam tôi cho là ưu việt nhất trong thời đại bây giờ”.
Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hà Nội vừa qua, tại tiệc chiêu đãi “quốc khách” chiều ngày 12/12, có lẽ, do làm việc nặng, nghỉ ngơi không đủ, tuổi cao sức yếu, nên Tổng Bí thư Trọng đã lỡ “nghẹn ngào” khi đọc diễn văn.
Tổng Bí thư Trọng đã thổ lộ với người đồng cấp Trung Quốc rằng: “Đồng chí Tập Cận Bình còn trẻ hơn tôi nhiều. Nhưng mà tôi thì cũng đã già rồi, rất muốn gửi gắm và trao trách nhiệm cho thế hệ trẻ…”
Điều này là vấn đề thuộc nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, mà ông Tổng lại mang ra nói giữa chốn đông người, là điều rất, rất không nên. Nếu vẫn lấy lý do, “tuổi cao, sức yếu” để biện minh, thì nghe ra cũng tạm ổn.
Sau khi ông Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm “không đi không được”, mạng xã hội ở Trung Quốc đã nổi sóng, bình luận về vấn đề này. Tới mức, Ngoại trưởng Trung quốc Vương Nghi phải lớn tiếng cảnh báo, chớ có lộn xộn.
Ông Đỗ Hữu Thanh mới đây đã viết trên trang Facebook cá nhân, cho rằng “cư dân mạng Trung Quốc đang lan truyền 4 sự cố mà Tập gặp phải trong chuyến thăm Việt Nam, khiến Vương Nghị quở trách”, trong đó đặc biệt “liên quan đến tình huống Tập chúc rượu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, điều khiến Tập khó xử là, khi ông ta chạm ly xong, thì ngay lập tức, Tổng Bí thư Trọng đã quay sang phía khác mà không hề có chút “lưu luyến” nào để đáp lễ….”
Kèm theo các clips mà cộng đồng mạng ở Trung Quốc chia sẻ, là các hình ảnh cho thấy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những biểu hiện quên của người già. Thậm chí, ông Trọng còn không nhớ rằng, ông mới là chủ nhân của bữa yến tiệc chiêu đãi quốc khách, người bạn lớn của ông.
Hãy thử tưởng tượng, giả sử mình ở vị trí của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, vì thông cảm với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sức khỏe yếu, đã “hạ cấp” mang ly rượu đến tận ghế nơi ông Trọng ngồi để cùng cụng ly. Vậy mà, ông Trọng ngồi trên ghế, đưa tay cầm ly rượu cụng ly với ông Tập, trong điệu bộ không nói không rằng, rồi lập tức ngó lơ chỗ khác.
Như vậy, thử hỏi ai mà không tức, huống hồ là quốc khách. Phản ứng của cư dân mạng Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu.
Ông Đỗ Hữu Thanh còn cho biết các vấn đề tiếp theo, có lẽ là một phần khiến cho dân Trung Quốc đã tức lại càng tức thêm, đó là khi chấp nhận tham gia ‘Cộng đồng chia sẻ tương lai‘ tức là cam kết ‘Chung vận mệnh’với Trung Quốc, “Việt Nam kiên quyết ‘thòng’ sự ràng buộc là phải trên cơ sở tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, và chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế; kiên trì tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác cùng thắng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; kiên trì giải quyết bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình”.
Chưa hết, ở “sự cố” thứ 4, ông Đỗ Hữu Thanh cho biết:
“4. Mục tiêu ký văn kiện hợp tác về kim loại và đất hiếm, cũng như hợp tác về chất bán dẫn cũng bị loại khỏi danh sách các văn kiện được ký. Trung Quốc chấp nhận Mỹ sẽ giúp đỡ, hoặc khai thác đất hiếm tại Việt Nam. Nhưng vẫn cố gắng thuyết phục Việt Nam vận chuyển sang Trung Quốc tinh chế. Điều này cũng chưa nhận được sự hứa hẹn từ Việt Nam.”
Theo tác giả Đỗ Hữu Thanh, “Tóm lại: Chuyến đi Việt Nam của ông Tập bị giới quan sát và cư dân mạng Trung Quốc đánh giá là thất bại nghiêm trọng”.
Theo giới quan sát, những “sự cố” về mặt sức khỏe tâm thần của Tổng Bí thư như vừa kể, trong thời gian gần đây, là vấn đề rất đáng báo động.
Điều đáng lo ngại hơn, đó là, dù đã tuyên bố sẽ nghỉ sau khi nhiệm kỳ Đại hội 13 kết thúc, nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn hăng hái “xung phong” đảm nhiệm vai trò Trưởng tiểu ban Nhân sự Đại hội 14.
Công luận thấy rằng, trước đây, trong vai trò Trưởng tiểu ban Nhân sự tại các Đại hội 12 và 13, kết quả đã cho thấy, nhân sự lãnh đạo được Tổng Bí thư Trọng chọn lựa, nào là “khoa học”, nào là “quy trình 5 bước, 7 bước”… mà nát hơn tương.
Bây giờ, ông Trọng trong tình cảnh nói trước quên sau, thì nhân sự lãnh đạo Đảng tại Đại hội 14 do ông chọn lựa, được như “nồi cám heo” thì có lẽ cũng đã là hồng phúc của dân tộc.
Trà My
>>> Vì sao cuối đời, Tổng Trọng khó thoát sự “truy sát” của đồng đảng?
>>> Đại án Vạn Thịnh Phát, vì sao Tổng Trọng không thể vô can?
>>> Nhận triệu đô che tỷ đô, vấn đề ở phẩm chất con người đã bị Cộng sản hoá!
>>> Vượng bị Hun Manet “dội gáo nước lạnh”!
Vì sao cuối đời, Tổng Trọng khó thoát sự “truy sát” của đồng đảng?