Tiến sĩ vặt lông vịt “vung cú tát” vào Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị!
Ngày 27/2, trả lời phỏng vấn báo CafeBiz, tiến sĩ Vũ Đình Ánh – chuyên gia kinh tế, nói rằng: Với chính sách nhà ở xã hội hiện nay, người dân nếu thuộc diện được mua cũng khó có thể mua được nhà ở xã hội, dù được vay vốn với lãi suất 0%, do thu nhập của họ chỉ đang đủ sống.
Nhận xét này chẳng khác nào cú tát đánh thẳng vào dự án của ông Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.
Còn nhớ, hồi năm 2017, tại Diễn đàn Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam 2017, diễn ra tại Hà Nội, ông Vũ Đình Ánh đã phát biểu một câu làm dậy sóng xã hội lúc đó. Ông nói rằng: “Thu thuế cũng như “vặt lông vịt”, đừng để kêu toáng lên”. Sau câu nói này, ông Tiến sĩ đã chịu không ít búa rìu dư luận.
Chúng tôi đã có nhiều bài phân tích về dự án 1 triệu căn nhà ở xã hội của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị. Việc xây 1 triệu căn nhà thì có thể, nhưng để đưa 1 triệu căn nhà đấy đến với người có thu nhập thấp, thì là điều bất khả thi.
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay để mua nhà ở xã hội, được Chính phủ triển khai từ năm 2022. Cho đến nay, đã qua 2 năm, nhưng tiến độ triển khai rất chậm, nếu không muốn nói là bị tắt nghẽn. Đến nay mới chỉ giải ngân được khoảng 0,4%. Nguyên nhân do đâu?
Ngày 22/2, ông Trần Hồng Hà – Phó Thủ tướng, dự Hội nghị triển khai đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”. Ông Hà phát biểu: “Với gói 120.000 tỷ đồng, phía ngân hàng cần rà soát, đánh giá lại, không thể duy ý chí. Cần xem lại chính sách sai ở đâu đó, không nên đề ra những chính sách không đúng với thị trường”. Nghĩa là, Chính phủ làm chính sách, nhưng vẫn không lường trước khó khăn, và khi khó khăn xuất hiện, thì vẫn không biết gỡ ở đâu.
Theo chúng tôi được biết, hiện nay, người có thu nhập thấp rất khó để vay được tiền từ gói tín dụng 120 ngàn tỷ đồng. Dù chính quyền có chủ trương cho vay, nhưng các ngân hàng lại làm mọi cách để hạn chế cho vay. Bởi những người thu nhập thấp có nguy cơ gây ra nợ xấu cho ngân hàng.
Ở các nước Âu Mỹ, với mức lương chỉ cần cao hơn lương tối thiểu, thì người dân đã có khả năng mua nhà trả góp. Trên thực tế, các hãng xưởng, công ty ở các nước này đều trả cao hơn mức lương tối thiểu mà luật pháp quy định.
Ví dụ như tại Úc, mức lương tối thiểu theo quy định là 21 AUD/giờ, tuy nhiên, các công ty thường trả từ 27 – 35 AUD/giờ. Với trung bình khoảng 160 giờ làm việc trong một tháng, người lao động được hưởng mức lương vào khoảng từ 4.000 – 6.000 AUD/ tháng. Đó là chưa kể những người làm công việc đặc thù thì sẽ có thu nhập cao hơn, và khi làm việc có thâm niên thì sẽ được tăng lương. Bên cạnh đó, con cái họ được đi học miễn phí, mọi người dân đều được y tế miễn phí… Do đó, người dân đủ khả năng để mua nhà trả góp.
Không như Việt Nam, lương công nhân chỉ vào khoảng từ 8 đến 10 triệu đồng/ tháng, và lại hoàn toàn không có an sinh xã hội. Trong khi đó, dù là nhà ở xã hội, thì giá cũng lên đến tiền tỷ. Do đó, người lao động không thể trả nổi khoản tiền vay để mua nhà, dù có là nhà giá rẻ. Các ngân hàng biết rõ điều này, nên họ không dại gì mà cho người nghèo vay.
Ngoài lý do trên, còn có trở ngại do các nhóm lợi ích thao túng. Họ muốn nắn dòng tiền từ 120 ngàn tỷ, chảy vào túi các nhà đầu cơ, mà chủ yếu là nhóm lợi ích sân sau. Khi chưa có cách để trục lợi, họ sẽ tìm cách để giữ lại tiền. Đó cũng là một lý do khiến cho gói 120 ngàn tỷ bị nghẽn, và chắc chắn, Chính phủ không thể gỡ được, bởi nó thuộc về bản chất của chế độ này.
Ông Nguyễn Thanh Nghị đang nỗ lực làm điều lớn lao trong vai trò Bộ trưởng. Tuy nhiên, ông quên rằng, chính quyền mà ông phụng sự là một chính quyền vô dụng, ăn tàn phá hại chứ không xây dựng được gì. Hễ có dự án hay gói kích cầu nào, thì đám quan tham liền nghĩ ngay đến thủ đoạn chiếm dụng, chứ không phải nỗ lực để mang lại lợi ích cho dân. Lợi ích cho dân chỉ là cái cớ, chỉ là những câu khẩu hiệu sáo rỗng, để đưa ra những chính sách mà quan tham có thể trục lợi.
Vì thế, dự án 1 triệu căn nhà ở xã hội của ông Nguyễn Thanh Nghị, khả năng thành công gần như bằng 0.
Trà My – Thoibao.de