Tiền đồ Tô Đại tăm tối, vì sao Lương Tam Quang cũng không thể cứu nổi?

Bà Trương Thị Mai – Thường trực Ban Bí thư, kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, quyết định “rũ áo” ra đi, bỏ lại tất cả vì quá chán chường, khi nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt nam đấu đá triền miên, không có hồi kết.

Điều này đã phản ảnh cho thấy, tình trạng mất đoàn kết trầm trọng. Các cá nhân cũng như các phe cánh trong Đảng chỉ lo tranh giành quyền lực và lợi ích, không quan tâm tới sự tồn vong của quốc gia, dân tộc và người dân.

Mạng xã hội đang loan truyền tin đồn, Bộ trưởng Tô Lâm bị tập thể Bộ Chính trị ép phải ngồi vào ghế Chủ tịch nước, với quyền lực rất hạn chế. Còn ghế Chủ tịch Quốc hội sẽ do ông Trần Thanh Mẫn – Phó Chủ tịch Thường trực của Quốc hội, đảm nhiệm. Hiện ông Mẫn đang tạm thời điều hành Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội khóa 15.

Đáng chú ý, nếu Tô Lâm giữ chức Chủ tịch nước, mà không kiểm soát được Bộ Công an, thì số phận của ông cũng sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng như ông Phúc, ông Thưởng. Khi đó, Tô Chủ tịch có thể bị hạ bệ bất kỳ lúc nào, nếu phe đối thủ muốn. Đây là điều rất đáng lo ngại đối với đương kim Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an. Do đó, người kế nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an có một ý nghĩa hết sức quan trọng, trong những diễn biến tiếp theo của cuộc thư hùng ở thượng tầng.

Bộ Chính trị hiện nay, trong số 12/18 uỷ viên khóa 13 còn sót lại, những ai có đủ tiêu chuẩn để thay ông Tô Lâm tại Bộ Công an?

Theo Quy định số 214-QĐ/TW năm 2020 của Bộ Chính trị, để giữ chức danh Bộ trưởng Bộ Công an, bắt buộc phải là Ủy viên Bộ Chính trị (trước hoặc sau khi được bổ nhiệm). Đồng thời, theo tiền lệ, các đời Bộ trưởng Bộ Công an thường là Đại biểu Quốc hội.

Như vậy, nếu xét theo quy định và tiền lệ, thì người ngồi ghế Bộ trưởng Công an thay cho ông Tô Lâm, có thể là một trong các ủy viên Bộ Chính trị, đồng thời còn phải là Đại biểu Quốc hội.

Bộ Chính trị khóa 13 có một số ủy viên xuất thân từ ngành công an, như: ông Phan Đình Trạc; ông Nguyễn Hòa Bình, và ông Nguyễn Văn Nên. Nhưng ông Nên không phải là Đại biểu Quốc hội, do vậy, khả năng cao là ông Phan Đình Trạc hoặc ông Nguyễn Hòa Bình sẽ ngồi ghế Bộ trưởng Công an. Một số ý kiến nghiêng về khả năng ông Phan Đình Trạc sẽ nắm giữ vị trí này.

Ông Phan Đình Trạc là một nhân vật có thứ hạng trong phe Nghệ An, một nhân vật thân cận với Tổng Trọng trong công cuộc “đốt lò”, đồng thời cũng là đối thủ chính trị “không đội trời chung” với ông Tô Lâm. Nếu ông Trạc thực sự về Bộ Công an, thì đây sẽ là điều khiến cho tân Chủ tịch nước có tên Tô Lâm sẽ phải sống bất an, không khác gì việc có một bản án tử hình cứ “treo” trên đầu. Nhất là, Vương Đình Huệ – người cùng phe của ông Trạc, mới vừa tức tưởi ôm mối hận ra đi, khi bị buộc phải chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Ngoài ông Trạc và ông Bình, một nhân vật cũng có khả năng thay thế chức Bộ trưởng Bộ Công an, đó là ông Trần Cẩm Tú – Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Ông Trần Cẩm Tú quê Hà Tĩnh, là Uỷ viên Trung ương Đảng liên tiếp 3 khóa 11, 12 và 13. Hiện là Uỷ viên Bộ Chính trị và thành viên Ban Bí thư.

Trên mạng xã hội cũng có tin đồn, Thượng tướng, Thứ trưởng Lương Tam Quan – đồng hương với Tô Lâm, sẽ giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an theo nguyện vọng của ông Tô Lâm, nếu ông nhận chức Chủ tịch nước. Tuy nhiên, suy đoán này cũng có thể sai.

Một số người cho rằng, trong trường hợp cả 3 ông Phan Đình Trạc, Nguyễn Hòa Bình và Trần Cẩm Tú, vì lý do bất khả kháng không thể đảm trách chức Bộ trưởng Công an, thì lúc mới xét tới các nhân sự Thứ trưởng của Bộ này. Bộ Công an hiện có 6 thứ trưởng, gồm 3 thượng tướng và 3 trung tướng.

Nếu xét theo cấp hàm, thì 3 thượng tướng sẽ được chọn trước. Cả 3 vị thượng thướng đều là ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, nhưng ông Quang và ông Ngọc không phải là đại biểu Quốc hội. Trong lúc, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ – em trai ông Trần Đại Quang, là Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Uỷ viên Trung ương Đảng 2 khóa 12, 13; và là Đại biểu Quốc hội 2 khóa 14, 15.

Hơn thế nữa, ông Lương Tam Quang và ông Nguyễn Duy Ngọc chưa đủ tiêu chuẩn để được xét vào Bộ Chính trị. Theo quy định, để được bầu làm Uỷ viên Bộ Chính trị, thì phải là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn 1 nhiệm kỳ trở lên.

Có vẻ như, tương lai của Bộ trưởng Công an còn tối hơn tiền đồ chị Dậu. Những ngày tháng tới, khi ngự trên chiếc ghế Chủ tịch nước, có lẽ cũng là những “năm cùng, tháng tận”, đối với vị Đại tướng Công an hữu dũng như vô mưu. Lúc này, chỉ có phép lạ thần kỳ mới có thể giúp được ông Tô Lâm thoát nạn./.

 

Trà My – Thoibao.de