Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 13 được dư luận rất quan tâm, bởi đây là kỳ họp bầu 2 chức danh trong “Tứ trụ”. Mặc dù chỉ là hình thức, nhưng việc bầu Chủ tịch nước cũng gặp một số vấn đề.
Ngày đầu tiên của phiên họp Quốc hội, việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội diễn ra chóng vánh, nhưng chức danh Chủ tịch nước lại phải để đến ngày thứ 3 mới được bầu. Nguyên nhân được cho là, các phe phái đang tập trung để loại Tô Lâm ra khỏi Bộ Công an.
Sáng 22/5, ông Tô Lâm đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước, và ngay sau đó, là quy trình Quốc hội miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an đối với. Có thể nói, những ngày này, Trung ương Đảng không họp, nhưng Thủ tướng Chính đã ra tay bất ngờ, yêu cầu Quốc hội bãi nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an của Tô Lâm.
Với vai trò đứng đầu Chính phủ, Phạm Minh Chính đã quyết định nhanh gọn, và Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường ra thông báo về việc bãi nhiệm này, ngay trong chiều 21/5.
Được biết, ông Bùi Văn Cường cũng đang gặp rắc rối với Tô Lâm, khi Tô Lâm cho rà soát lại các dự án của Tập đoàn Thuận An, trúng thầu ở tỉnh Đắk Lắk, vào thời mà Bùi Văn Cường làm Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh này. Cú đánh phối hợp giữa Phạm Minh Chính và Bùi Văn Cường đã khiến cho Tô Lâm trở tay không kịp. Cú đánh này cũng giúp cho Bùi Văn Cường có cơ hội thoát tội, khi mà Tô Lâm mất quyền lực ở Bộ Công an.
Đây là cú ra đòn chớp nhoáng và cực hiểm, giúp được rất nhiều người, và nhiều phe nhóm khác, thoát khỏi nanh vuốt của Tô Lâm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, các phe nhóm sẽ xử lý Tô Lâm, bởi Tô Lâm đã gây ra quá nhiều ân oán. Đặc biệt là với nhóm Nghệ An.
Đang lúc, người Nghệ tràn trề hy vọng, sẽ có một Tổng Bí thư đầu tiên là người Nghệ An, thì Tô Lâm nhảy vào đạp đổ. Việc Tô Lâm loại bỏ Vương Đình Huệ, đã khiến hàng chục uỷ viên Trung ương Đảng thuộc nhóm này, cảm thấy mất đi nhiều cơ hội tiến thân. Nếu nhóm Nghệ An mà nắm được Bộ Công an, rất có thể, Tô Lâm sẽ không an toàn trên ghế Chủ tịch nước.
Khi có thông tin ông Tô Lâm vừa nắm chức Chủ tịch nước, vừa kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an, thì dân tình cực kỳ bất bình, vì nó vi hiến. Với các nhân vật trong Bộ Chính trị, trong Trung ương Đảng, họ lại lo sợ, vì với quyền lực như thế, Tô Lâm có thể loại bất kỳ ai nếu ông muốn.
Sau khi loại được Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và Trương Thị Mai, Tô Lâm bước chân vào “Tứ trụ”, lúc này chính là thời điểm “cua lột xác”, là lúc mà Tô Lâm yếu nhất, ông Chính đã tận dụng tốt thời cơ, để tung ra đòn quyết định, và đã thành công. Phạm Minh Chính ra đòn lần này, vừa trừ khử được một đối thủ hung hăng – kẻ có thể cạnh tranh chức Tổng Bí thư tại kỳ Đại hội tới.
Giờ đây, Phạm Minh Chính đã trở thành ứng viên sáng giá nhất, nếu tranh thủ thêm sự ủng hộ của ông Trọng, thì ông Chính có cơ hội rất cao để trở thành người kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng.
Giờ đây, trật tự chính trường đã được thiết lập trở lại. Ông Trọng vẫn là thế lực mạnh nhất, với Ban bí thư đã được gia cố, và một Bộ Công an không còn dám làm loạn, như thời Tô Lâm làm Bộ trưởng.
Hậu phản loạn, Tổng Trọng có kế hoạch gì? Đó là câu hỏi mà dư luận đang quan tâm.
Hiện nay, trong Bộ Công an, chân rết của Tô Lâm rất đông. Dù Tô Lâm mất binh quyền, nhưng sự ảnh hưởng của phe cánh Hưng Yên vẫn không hề nhỏ. Vấn đề là, ai sẽ là tân Bộ trưởng Bộ Công an, và người này sẽ dọn dẹp tàn dư của Tô Lâm cài cắm tại Bộ Công an như thế nào? Đây là vấn đề không đơn giản. Nếu dẹp không sạch, thì có khi, Bộ Công an lại bị Tô Lâm ngồi ở ghế Chủ tịch nước giật dây thì nguy.
Có lẽ, việc cần làm nhất hiện nay là thuyên chuyển Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc. Hai người này, nếu không còn quyền lực, thì thuộc thành phần thấp hơn, sẽ không dám làm gì, và cũng chẳng có khả năng làm loạn.
Thái Hà – Thoibao.de