Kể từ năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành Thủ tướng Chính phủ, liên tiếp 2 nhiệm kỳ, từ 2006 đến 2015). Với chủ trương tăng quyền lực cho Chính phủ, khi đó, ông Ba Dũng đã cho giải thể Ban Nội chính Trung ương. Điều này nhằm giảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ nói riêng, và hệ thống chính trị của nhà nước Việt Nam nói chung, trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, đến năm 2013, sau 2 năm nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Nguyễn Phú Trọng đã cho khôi phục lại Ban Nội chính Trung ương. Đồng thời, biến Ban này thành đầu mối, để Tổng Trọng có thể can thiệp vào công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ, lúc đó do Thủ tướng Dũng là người đứng đầu.
Đây là một tính toán rất sai lầm của Tổng Trọng, mà cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã phải chua chát, bộc lộ sự phản kháng yếu ớt trong phiên họp của Bộ Chính trị, để xem xét việc kỷ luật, truất chức Chủ tịch Quốc hội đối với ông.
Cụ thể, trong cuộc họp của Bộ Chính trị, ngày 18/4, ông Huệ đã phát biểu:
“Chính các đồng chí đang ngồi trên pháp luật, khi đất nước có Hiến pháp, có các bộ luật, nhưng ngày 1/2/2013 lại thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, các đồng chí không lấy Hiến pháp làm kim chỉ nam, mà thực hiện theo cảm tính yêu, ghét, biến cơ quan tố tụng thành nơi mua bán công lý.”
“Bắt bớ, kết án tuỳ tiện không dựa vào chứng cớ khoa học, mà theo lời khai đã được sắp xếp có kịch bản, nhằm làm làm hại người vô tội. Tôi hỏi các đồng chí, có đất nước nào trên thế giới theo Chủ nghĩa Xã hội mà áp dụng luật rừng như chúng ta hay không? Chúng ta đang tạo ra một nhà tù dự bị, cho chính chúng ta và con cháu chúng ta.”
Tục ngữ Việt Nam có câu, “con chim sắp chết, tiếng kêu bi thương; con người sắp chết thì nói lời phải”. Những phát biểu của kể trên của ông Huệ, đã cho thấy, đây là những sai lầm của Tổng Trọng, với tham vọng quyền lực của cá nhân, đã sử dụng các quy chế, quy định, do Tổng Bí thư tự đặt ra, bất chấp các quy định của Hiến pháp, cũng như hệ thống pháp luật của nhà nước Việt Nam.
Đó là lý do tại sao, công cuộc chống tham nhũng do Tổng Trọng khởi xướng sau Đại hội 12, đã thất bại hoàn toàn. Chỉ sau hơn 3 năm, đã có 21 uỷ viên Trung ương Đảng, trong đó có 7/18 uỷ viên Bộ Chính trị, đã bị xử lý kỷ luật và mất chức.
Trong thời gian gần đây, với nhiều lý do khác nhau, Chủ tịch nước, Đại tướng, cựu Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã giành được quyền lực cao nhất trong Đảng, và sẽ trở thành “nhạc trưởng” mới, đã tạo ra những hy vọng về một hệ thống “Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa”. Để thay thế cho lề lối quản lý theo phái đức trị của ông Trọng, có nguồn gốc từ các nhà nước phong kiến trước đây.
Mới nhất, Chủ tịch nước Tô Lâm trong buổi làm việc với Tòa án Nhân dân Tối cao, ngày 14/6, tại Hà Nội, truyền thông nhà nước đưa tin, Chủ tịch Tô Lâm đã đưa ra chỉ thị:
“Phải tập trung xây dựng nền tư pháp hiện đại, chuyên nghiệp, pháp quyền, góp phần xây dựng thành công “Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa”, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.”
Đây có thể sẽ là tiền đề, để Chủ tịch Tô Lâm tiếp tục cải tổ hệ thống chính trị của Việt Nam, rập khuôn theo mô hình chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, để làm gọn nhẹ hệ thống tổ chức.
Trước tiên, sẽ là việc nhất thể hóa 2 chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, giống như ông Tập Tận Bình đã làm ở Trung Quốc. Đồng thời, Tô Lâm sẽ phát huy vai trò của các cơ quan Chính phủ, như thời kỳ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đây, nhưng vẫn đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.
Công luận và giới quan sát cho rằng, ông Tô Lâm có thể mở ra một chương mới, trong việc giảm bớt vai trò lãnh đạo của hệ thống Đảng. Bằng cách thu hẹp các cơ quan chức năng của Đảng, từ Trung ương tới địa phương, đã và đang bành trướng quá lớn trong hệ thống lãnh đạo song trùng – Đảng và Chính phủ./.
Trà My – Thoibao.de