Giới quan sát đánh giá cao vai trò của Bộ Công an trong công cuộc “đốt lò”, dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Tô Lâm. Bởi ông Tô Lâm đã dám đụng đến một vụ án vô cùng lớn và phức tạp – đó là vụ án Vạn Thịnh Phát của “bà trùm” Trương Mỹ Lan.
Đây là một Tập đoàn tội phạm xuyên quốc gia, có sự thao túng của các thế lực kinh tế cũng như chính trị từ nước ngoài. Bà Lan cũng đã cấu kết chặt chẽ với các thế lực, cũng như nhiều lãnh đạo cấp cao Việt Nam, để tiến hành các hoạt động tài chính phi pháp và hưởng lợi bất chính rất lớn. Đây cũng chính là lý do khiến Tổng Trọng buộc phải “án binh bất động”, không dám xử lý trong một thời gian dài.
Theo hồ sơ vụ án, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan đã sử dụng Ngân hàng SCB làm công cụ, để tiến hành các hoạt động kinh doanh trái phép mang tính chất lừa đảo, “lấy tiền của người sau trả cho người trước”. Ngoài ra, nhóm tội phạm này còn tiến hành các hoạt động tài chính trái pháp luật, như: phát hành trái phiếu khống – không có tài sản đảm bảo; vận chuyển 4,5 tỉ USD qua biên giới… Những hoạt động này đã gây thiệt hại hàng chục tỷ USD cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, và nhà nước.
Nghiêm trọng hơn, bà trùm Trương Mỹ Lan cũng như một số doanh nghiệp có máu mặt, do các quan chức cấp cao chống lưng, như Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), Tân Hoàng Minh.. đã mua chuộc, hối lộ một cách có hệ thống cho các quan chức lãnh đạo, không chỉ ở Ngân hàng Nhà nước, mà cả các quan chức ở Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Việc kỷ luật Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng – cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã nêu rất rõ.
Tại sao, ông Dũng lại dính líu trách nhiệm đến vụ cả Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan, lẫn vụ AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, mà vẫn tiếp tục được cơ cấu vào Bộ Chính trị khóa 13?
Đây có lẽ mới là mục đích thật sự của Tô Lâm và Bộ Công an. Một lần nữa, Tô Lâm muốn chứng minh cho công luận thấy, trách nhiệm của Tổng Trọng trong công tác nhân sự, cũng như trong việc “lựa chọn cán bộ cấp chiến lược”, qua các kỳ Đại hội 12 và 13 gần đây.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng dù quê ở Ninh Bình, nhưng sau Đại hội12 đã trở cờ, bỏ phe Hà Nam Ninh của ông Trần Đại Quang, để quay ra đầu quân cho phe Nghệ An. Rồi sau đó được ông trùm Nguyễn Sinh Hùng và Vương Đình Huệ đã nâng đỡ, nên đã thăng tiến rất nhanh.
Trong khi, mục tiêu tối cao của Chủ tịch Tô Lâm và phe cánh, là quyết tâm xóa sổ phe Nghệ Tĩnh, bao gồm Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là bệ đỡ quyền lực của Tổng Trọng, đồng thời, là phe từng làm mưa làm gió trên chính trường Việt Nam, trong suốt hơn 10 năm qua. Hơn nữa, phe Nghệ Tĩnh vẫn đang nuôi hy vọng, sẽ đưa người của họ giữ cương vị Bí thư Thành uỷ ở 2 thành phố lớn, là Hà Nội và Sài Gòn, để tăng số uỷ viên Bộ Chính trị trong Đại hội Đảng sắp tới.
Đó là lý do chưa thể khẳng định, Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng có thoát tội hay không?./.
Trà My – Thoibao.de