Khả năng cao, Tô Lâm sẽ trở thành Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước. Một mình ông chiếm 50% ghế trong “Tứ trụ”. Hai ghế còn lại, một là ghế Chủ tịch Quốc hội của ông Trần Thanh Mẫn, và một là ghế Thủ tướng của ông Phạm Minh Chính. Trong đó, vị trí Thủ tướng đang có nguy cơ cao.
Nếu Tô Lâm hạ được Phạm Minh Chính, và đưa người của ông lên thay, thì xem như, phe Tô Lâm nắm trọn “Tứ trụ”, bởi ghế Chủ tịch Quốc hội là vô hại với Tô Lâm.
Một nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, kế hoạch triệt hạ Thủ tướng Chính, đang được Tô Lâm chuẩn bị. Điều này cũng dễ hiểu, bởi giờ đây, Bộ Chính trị chỉ còn 2 người đủ điều kiện là uỷ viên Bộ Chính trị 1 nhiệm kỳ trở lên, để trở thành ứng viên cho chức Tổng Bí thư. Đấy là Tô Lâm và Phạm Minh Chính.
Việc Tô Lâm nhắm vào Phạm Minh Chính đã lâu, nhưng phần vì ông Chính quá “cứng cựa”, phần vì Tô Lâm chưa đủ lực, để vừa hạ Phạm Minh Chính, vừa hạ Vương Đình Huệ song song. Giờ đây, những đối thủ nặng ký khác đều đã gục ngã, thì trận thư hùng giữa Tô Lâm và Phạm Minh Chính là điều khó tránh khỏi. Nếu không đấu đá để phân cao thấp, thì chẳng bên nào an tâm ngồi ghế.
Từ năm 2022, Tô Lâm vừa cho đánh vào AIC ở Quảng Ninh, vừa đưa Trần Lưu Quang vào ghế Phó Thủ tướng, áp sát Phạm Minh Chính. Giờ là lúc Tô Lâm dùng 2 mũi nhọn này, để siết vòng vây quanh ông Chính. Nếu bứng được ông Chính, và đưa được Trần Lưu Quang vào ghế Thủ tướng, thì xem như, “Tứ trụ” có đến 3 là của gia đình Tô Lâm.
Nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, khi ông Tô Quyền vào Nam công tác năm 1965, thì Tô Lâm mới vừa 8 tuổi. Thời gian hoạt động ở miền Nam trong thời kỳ chiến tranh, ông Tô Quyền được mẹ của Trần Lưu Quang che chở. Trần Lưu Quang được sinh ra, sau khi ông Tô Quyền vào Nam 2 năm.
Sau ngày 30/4/1975, ông Tô Quyền vẫn ở lại miền Nam công tác cho đến năm 1977, ông mới trở ra Bắc, nhận chức Giám đốc Công an tỉnh Hải Hưng. Khi đó, Trần Lưu Quang được 10 tuổi, và Tô Lâm được 20 tuổi, đang là sinh viên năm thứ 3 Học viện An ninh Nhân dân.
Như vậy, có thể xem Trần Lưu Quang như một thành viên trong gia đình Tô Lâm.
Nếu Phạm Minh Chính ngã ngựa, và Trần Lưu Quang lên Thủ tướng, thì xem như, chế độ này biến tướng thành chế độ “gia đình trị”. Bởi khi Tô Lâm đã nắm quyền lực tuyệt đối, thì Thượng tá Tô Long – con trai ông, sẽ được cơ cấu vào những vị trí cấp cao. Hiện nay, vì Tô Lâm đang bận đấu đá với các phe nhóm khác, nên tạm để Tô Long ẩn nấp an toàn trong Bộ Công an.
Ngoài ra, Thiếu tướng Vũ Hồng Văn – em người vợ đầu của Tô Lâm cũng sẽ được cất nhắc lên những vị trí quan trọng. Nếu Tô Lâm hạ được Trần Cẩm Tú, rất có thể, Vũ Hồng Văn sẽ được giao cho những vị trí cao hơn trong Ban Bí thư.
Hiện nay, Tô Lâm đang lên kế hoạch đưa Lương Tam Quang và Trần Lưu Quang vào Bộ Chính trị, ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới. Nếu thành công, thì đây là bước tiến mới của Tô Lâm, chuẩn bị cho việc, đưa một người có quan hệ gần gũi với ông lên ghế Thủ tướng, thay cho ông Phạm Minh Chính.
Tô Lâm còn nhiều việc phải làm, trong vai trò mới – Chủ tịch nước kiêm tạm quyền Tổng Bí thư. Ông phải làm sao để trong Bộ Chính trị không còn đối thủ nào có thể cạnh tranh chiếc ghế Tổng Bí thư với ông, ở Đại hội 14. Để chắc chắn nắm giữ quyền lực lâu bền, Tô Lâm phải thực hiện được 2 điều. Thứ nhất, đưa vào Bộ Chính trị ít nhất 2 người nữa, thuộc nhóm lợi ích của Tô Lâm. Đồng thời, phải loại ông Chính ra khỏi chính trường.
Thực hiện xong 2 điều này, Tô Lâm có thể kê cao gối ngủ, và ung dung thiết lập bộ máy cai trị của mình, theo mô hình “gia đình trị”.
Hoàng Phúc – Thoibao.de