Lương Cường là người được Nguyễn Phú Trọng mang về Ban Bí thư, trấn giữ thành trì này, sau khi bà Trương Thị Mai ngã ngựa. Đây được xem là nước cờ hay của ông Trọng, khi chọn một tướng quân đội thay ông điều hành Ban Bí thư, nơi có rất nhiều người được ông Trọng nâng đỡ đang ẩn nấp.
Để ông Lương Cường nắm Thường trực Ban Bí thư là một lợi thế, tuy nhiên, ông Trọng không sống đủ lâu để ông Lương Cường có thể củng cố được thế và lực trên cương vị mới. Ông Trọng chết trong lúc Ban Bí thư chưa thể hồi phục, sau khi bị Tô Lâm tấn công.
Ngày 3/8, ông Tô Lâm chính thức trở thành Tổng Bí thư. Như vậy, từ nay, Tô Lâm không chỉ nắm trong tay Bộ Công an, mà còn nắm cả Bộ Quốc phòng, với cương vị là Bí thư Quân ủy Trung ương. Đồng thời, từ nay, Tô Lâm cũng là ông người lãnh đạo Ban Bí thư. Nghĩa là, giờ đây, Tô Lâm đã làm chủ căn nhà do ông Trọng xây dựng suốt 13 năm và để lại. Liệu Tô Lâm sẽ làm gì với căn nhà này?
Lương Cường là Tướng Quân đội, trước đây, ông Tô Lâm không thể cho Công an điều tra. Bây giờ, dù đã nắm trong tay Quân đội về mặt Đảng, nhưng Tô Lâm muốn điều tra sai phạm của Lương Cường, thì cũng cần phải có sự hợp tác của Phan Văn Giang. Nói chung, với Lương Cường, Tô Lâm không dễ xử lý như đã từng làm với Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và Trương Thị Mai.
Ngược lại, đối với Lương Cường, giờ đây đã bị Tô Lâm đè đầu, thì khó có cơ hội thăng tiến. Ông Lương Cường và ông Nguyễn Trọng Nghĩa đều là tướng quân đội, được Nguyễn Phú Trọng kéo về, gia cố cho Ban Bí thư. Nếu ông Tô Lâm không loại được 2 cái gai này, thì quyền lực của ông đối với Ban Bí thư sẽ không thể đạt tuyệt đối như ông Trọng.
Với cương vị mới, chắc chắn, Tô Lâm tiếp tục tính toán những phương án, để loại bỏ tàn dư của ông Trọng. Hiện nay, trong Ban Bí thư mới chỉ có Nguyễn Duy Ngọc là đệ tử ruột của Tô Lâm, những nhân vật khác đều là người của ông Trọng.
Năm 2019, ông Lương Cường và ông Tô Lâm cùng được ông Trọng phong hàm Đại tướng một lượt. Lúc đó, ông Trọng có ý đưa Lương Cường nắm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhưng cuối cùng, Lương Cường lại thất bại trước Phan Văn Giang. Ông Lương Cường phải đợi đến 3 năm, thì ông Trọng mới có cơ hội đưa ông Tướng này về Ban Bí thư, thay ông Trọng quản lý cơ quan này.
Hiện nay, Tô Lâm đang đứng trước 2 lựa chọn, hoặc là sử dụng lại nhân sự do ông Trọng tuyển chọn và để lại, hoặc loại bỏ dần để thay thế bằng người Hưng Yên. Với bản tính đa nghi, không tin ai ngoài những người có quan hệ họ hàng và đồng hương Hưng Yên, thì xem ra, Tô Lâm khó có khả năng sử dụng Lương Cường làm phó tướng. Khả năng cao, Tô Lâm sẽ tìm cách loại Lương Cường khỏi Ban Bí thư. Thế nhưng, loại bằng cách nào là câu hỏi được đặt ra.
Hầu hết thành viên Ban Bí thư hiện nay không phục Tô Lâm, có thể họ nghe lời Lương Cường hơn là Tô Lâm. Bởi chẳng ai xa lạ gì với những hành vi phản trắc của Tô Lâm, đối với sếp của họ trong thời gian vừa qua. Để bảo những người này tuyệt đối vâng lời, là điều gần như không thể. Có thể, ngoài mặt họ tỏ ra ngoan ngoãn, nhưng đằng sau, không biết họ toan tính những gì. Với những nhân sự như vậy, Tô Lâm không bao giờ an tâm ngồi ghế.
Hiện nay, Tô Lâm đang nắm giữ cả chức Tổng Bí thư và cả Chủ tịch nước. Nếu nhả chức Chủ tịch nước, rồi điều Lương Cường sang chiếc ghế hữu danh vô thực này để thịt, cũng là một cách không tồi.
Nhưng liệu Tô Lâm với bản chất tham quyền, có chịu nhả ghế Chủ tịch nước ra để làm chuyện lớn hay không, thì chưa rõ.
Hãy đợi xem!
Hoàng Phúc – Thoibao.de