Trước, trong và sau Hội nghị Trung ương ngày 3/8, ông Tô Lâm đã chính thức trở thành Tổng Bí thư. Những hình ảnh trên truyền thông nhà nước, cho thấy sự thất vọng rõ rệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Đại tướng Lương Cường, và Đại tướng Phan Văn Giang.
Sự thất vọng của Thủ tướng Chính, không phải do không trở thành Tổng Bí thư. Kể cả, nếu ông Chính được bầu làm Tổng Bí thư, thì sẽ tạo nên một sự xáo trộn lớn đối với hệ thống nhân sự cấp cao.
Tuy nhiên, khi ông Tô Lâm chính thức trở thành Tổng Bí thư, theo giới quan sát, Thủ tướng Chính và Đại tướng Lương Cường sẽ là những kẻ thù lớn nhất, từ nay tới Đại hội 14, của Tô Tổng. Tổng Bí thư Tô Lâm chắc chắn sẽ tìm cách để loại bỏ 2 nhân vật này, khi có cơ hội.
Khi Chủ tịch Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư chính thức, trong thời gian 16 tháng còn lại của Đại hội khóa 13, ông sẽ có rất nhiều lợi thế trong việc củng cố lực lượng, để tiếp tục giữ chức vụ này tại Đại hội 14.
Vốn dĩ, ông Tô Lâm là một người có tham vọng quyền lực không thua kém Tổng Trọng. Theo một số đánh giá, Tô Tổng có thể sẽ ngồi thêm từ 2 đến 3 nhiệm kỳ, trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước. Rồi sau đó, ông sẽ truyền ngôi lại cho con trai, là Đại tá Tô Long – người mới được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương.
Để đạt được mục đích như vừa kể, Tô Tổng được cho là sẽ sử dụng sức mạnh của mình và phe cánh, để loại bỏ tất các đối thủ có ý định cản đường ông. Như trong thời gian hơn nửa năm qua, cựu Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã liên tiếp đánh gục các nhân vật lãnh đạo hàng đầu, để leo lên vị trí tối cao hiện nay.
Trong quá khứ cũng như hiện tại, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm là một chính khách có tật xấu “nhớ lâu và thù dai”.
Theo đồn đoán, sắp tới đây, cựu Thủ tướng – cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ bị khởi tố, bắt giam. Ông Phúc bị cáo buộc là đã lạm dụng quyền lực để làm giàu; cũng như đã hạ bệ nhiều đối thủ trong Đảng; đồng thời đã động chạm đến quyền lực, quyền lợi của Tô Lâm và phe cánh.
Tương tự, trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng Bí thư, Tô Lâm đã quyết định xử lý 4 ủy viên Trung ương, là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các Bí thư Tỉnh ủy. Theo giới thạo tin, việc Tô Tổng “trảm” ông Đặng Quốc Khánh – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, không chỉ vì liên quan đến các sai phạm của ông, mà mục đích chính là muốn “dằn mặt” cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – cha nuôi đỡ đầu cho ông Khánh.
Theo giới quan sát, từ đây tới Đại hội 14, khả năng cao, Tô Tổng sẽ bằng mọi cách triệt hạ Đại tướng Lương Cường, đồng thời sẽ tấn công mạnh vào ông Phạm Minh Chính. Đây là những nhân tố cuối cùng có thể cản bước Tô Lâm.
Tô Tổng đã đương nhiên trở thành Bí thư Quân ủy Trung ương, hoàn toàn có thẩm quyền kiểm soát Bộ Quốc phòng của Tổng Cục 2 – Tổng cục Tình báo Quân đội. Ông đã có quyền để thay thế Tướng Đỗ Ngọc Hùng – Tổng Cục trưởng Cục 2, để tự nắm giữ các tài liệu mật, cũng như đường dây mà Tổng Cục 2 sử dụng để liên lạc với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ AIC – người đang trốn lệnh truy nã.
Nếu Tô Tổng nắm được các bí mật của bị án Nhàn AIC, thì chắc chắn, tới đây, sẽ có hàng loạt quan chức cấp cao phải hầu tòa, trong đó, có thể có cả tên của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Một số nguồn tin còn cho hay, liên minh giữa các tướng lĩnh quân đội, đặc biệt mối quan hệ giữa Thường trực Ban Bí thư – Đại tướng Lương Cường, và Bộ trưởng Phan Văn Giang, là hết sức lỏng lẻo. Vì thế, việc Tô Tổng muốn điều tra sai phạm của Tướng Lương Cường, sau khi ông trở thành Bí thư Quân uỷ Trung ương, là điều khá dễ dàng.
Thủ tướng Chính và Đại tướng Lương Cường là những nhân tố cuối cùng, có thể cản bước Tô Lâm thực hiện mưu đồ bá chủ. Điều đó cho thấy, việc công luận vẫn hy vọng, ông Tô Lâm sẽ nhả chiếc ghế Chủ tịch nước cho Đại tướng Lương Cường, là điều không tưởng.
Trà My – Thoibao.de